Các trò chơi tập thể (teamwork) giúp tạo ra không khí vui nhộn và sôi động cho những người tham gia. Khi bắt đầu một buổi diễn thuyết hoặc khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các trò chơi này sẽ giúp nhóm nên những “ngọn lửa” cho từng thành viên tham gia, từ đó sẽ làm tăng thêm hiệu quả của chương trình. Để giúp bạn có được những chương trình ý nghĩa và vui vẻ nhất, VGO EVENT xin gửi tới bạn 30 trò chơi tập thể vui nhộn cho mọi lứa tuổi. Hãy khám phá bài viết dưới đây và chọn ra cho mình những trò chơi phù hợp nhất nhé !
1. Trò chơi “Nốt nhạc vui”
Người chơi sẽ được chia thành 2 đội. Ban tổ chức sẽ bật lên một bài nhạc được ghép từ 15 bài hát khác nhau. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải đoán được tên của bài hát đó. kết thúc bài nhạc, các thành viên sẽ cùng nhau thảo luận và ghi đáp án vào 1 tờ giấy. Đội nào có số đáp án đúng nhiều nhất là đội chiến thắng.
2. Trò chơi “Nối từ”
Quản trò sẽ đưa ra một cụm từ gồm 2 chữ, ví dụ” tiền tệ” lần lượt các thành viên tham gia sẽ phải đọc một từ nối tiếp theo ví dụ ” tệ bạc, bạc tỉ, tỉ phú, …”, thành viên nào quá 5s không đọc được sẽ bị loại và thành viên kế tiếp sẽ đọc nên một cụm từ mới. Kết thúc 5 vòng chơi, các thành viên bị loại sẽ phải bước lên sân khấu và thực hiện các yêu cầu của ban tổ chức.
3. Trò chơi “Đoán ý đồng đội”
Người chơi sẽ được chia làm 2 đội. Mỗi đội sẽ cử 2 người đại diện lên sân khấu và cùng nhận 1 hình ảnh từ ban tổ chức. Nhiệm vụ của 2 người này là phối hợp cùng nhau và miêu tả lại hình ảnh đó cho đội của mình mà không được dùng lời nói. Đội nào đoán được hình ảnh trước sẽ được cộng 1 điểm. Trò chơi này gồm 3 vòng, mỗi vòng có 5 bức ảnh cần đoán. Đội chơi được quyền đổi người miêu tả sau mỗi vòng, kết thúc 3 vòng chơi đội nào dành được nhiều điểm nhất là đội chiến thắng.
4. Trò chơi “Tung vòng”
Ban tổ chức sẽ chuẩn bị 5 chiếc chai được đánh số từ 1 đến 5 xếp thành 1 hàng dọc. Mỗi đội chơi sẽ được phát 30 chiếc vòng với màu xanh, đỏ, tím, vàng là của mỗi đội. Đội chơi sẽ đứng cách xa khu vực để chai khoảng 3m, và ném vòng vào các chai, số thứ tự trên chai chính là điểm đội chơi đạt được khi ném trúng. kết thúc trò chơi, ban tổ chức sẽ tổng hợp lại điểm của các đội, đội nào có số điểm lớn nhất là đội chiến thắng.
5. Trò chơi “Ai ngồi nhanh nhất”
Ban tổ chức sẽ chuẩn bị 10 chiếc ghế sếp thành 1 vòng tròn trên sân khấu. Lần lượt 11 người chơi lên sân khấu, khi có tiếng nhạc người chơi sẽ đi vòng quanh chiếc ghế, khi nhạc dừng người chơi phải nhanh chóng ngồi vào ghế, người không có ghế sẽ bị loại. Sau mỗi vòng ban tổ chức sẽ cất đi một chiếc ghế và 1 người chơi sẽ bị loại.
6. Trò chơi “Vòng tròn cuối cùng”
Người chơi sẽ nắm tay nhau tạo thành một vòng tròn lớn. Bên trong có kẻ một vòng tròn, sau khi có hiệu lệnh của quản trò, các thành viên sẽ kéo tay nhau vào trong vòng tròn, người nào bị kéo bước vào trong vòng tròn sẽ bị loại. Các thành viên sẽ bị loại dần cho tới khi xếp vừa vòn tròn, những người chơi cuối cùng là người chiến thắng (tùy theo sống lượng của người chơi mà ban tổ chức vẽ đường tròn có bán kính cho phù hợp)
7. Trò chơi “Bóng chuyền khổng lồ”
Ban tổ chức sẽ chuẩn bị một sân bóng chuyền có lưới hình dấu +, 4 đội chơi sẽ phụ trách 4 góc của sân. Bóng của trò chơi này là một quả bóng khổng lồ. Người chơi có thể sử dụng tay, chân và không giới hạn số lần đỡ bóng. Đội chơi nào đánh bóng sang bên lưới khiến đội đối phương không đỡ được bóng sẽ được 1 điểm, đội nào làm rơi bóng xuống đất sẽ bị trừ 1 điểm. Đội nào đạt được 15 điểm đầu tiên sẽ là đội chiến thắng.
8. Trò chơi “Thợ săn ảnh”
Trò chơi này cần tổ chức trong một không gian đủ lớn hoặc tổ chức trong 1 thành phố nhỏ. Ban tổ chức sẽ cung cấp cho đội chơi một danh sách các địa điểm, danh lam thắng cảnh hoặc các vật dụng… nhiệm vụ của đội chơi sẽ phải tìm ra vị trí của địa điểm hoặc vật đó và chụp một bức hình tập thể có đầy đủ các thành viên. Đội nào hoàn thành thử thách và trở về vị trí đầu tiên sẽ là đội chiến thắng.
9. Trò chơi “Gỡ rối”
Mỗi đội chơi gồm có 5 người đứng thành 1 vòng tròn, mỗi thành viên trong đội sẽ nắm lấy tay của 2 người đối diện trong vòng tròn, sau khi có hiệu lệnh của quản trò, người chơi sẽ phải nhanh chóng gỡ rối sao cho các thành viên nối với nhau tạo thành một vòng tròn và không còn tay ai ở giữa, đội nào hoàn thành xong thử thách sớm nhất là đội chiến thắng.
10. Trò chơi “Giữ thăng bằng”
Mỗi đội chơi sẽ nhận một tờ giấy A0 từ phía ban tổ chức. khi có hiệu lệnh của quản trò, đội chơi sẽ gấp đôi tờ giấy lại và các thành viên cùng nhau đứng trên đó trong vòng 30 giây sao cho chân không được chạm ra ngoài đất, đội nào vi phạm sẽ bị loại. Sau mỗi lần gấp, đội nào trụ được đến cuối cùng sẽ là đội chiến thắng.
11. Trò chơi “Ghép chữ”
Ban tổ chức chuẩn bị 15 câu, mỗi câu có 10 từ được viết vào mảnh giấy và đảo lộn vị trí.
Ví dụ: Hôm-nay-là-ngày-mười-bốn-tháng-ba-năm-2024
Ban tổ chức sẽ đưa ra các câu hỏi để gợi ý và đáp án của câu trả lời chính là câu hoàn chỉnh. Sau 15 phút đội chơi nào có số câu đúng nhiều nhất là đội chiến thắng
12. Trò chơi “Tay ai nhanh nhất”
Mỗi đội sẽ có 5 thành viên. Ban tổ chức sẽ phát một bài nhạc, người chơi có nhiệm vụ gõ lời bài hát vào trong chiếc điện thoại, khi nhạc dừng, thành viên đang cầm điện thoại sẽ phải truyền điện thoại cho một thành viên khác trong đội, nếu quá 3s mà không truyền, thành viên đó sẽ bị loại. Khi kết thúc bài nhạc, đội chơi nào còn lại nhiều thành viên nhất và gõ được 1 bài nhạc hoàn chỉnh sẽ là đội chiến thắng.
13. Trò chơi “Thả bóng vào rổ”
Các thành viên của đội chơi sếp thành 1 hàng dọc, ở giữa 2 thành viên được đặt một quả bóng. Khi có hiệu lệnh của quản trò, lần lượt các thành viên sẽ di chuyển về vị trí đích sao cho bóng không bị rơi ra và thả quả bóng vào đúng vị trí của chiếc rổ. Nếu bóng bị rơi xuống đất, hoặc người chơi sử dụng tay trong quá trình di chuyển, cả đội sẽ phải quay lại vị trí xuất phát. Trong thời gian quy định đội nào có nhiều bóng trong rổ nhất là đội chiến thắng.
14. Trò chơi “Dẫn nước về nguồn”
Các thành viên trong 1 đội sẽ xếp thành 1 hàng dọc. Mỗi thành viên sẽ được nhận 1 chiếc cốc, người đầu tiên sẽ múc nước trong chậu sau đó giơ qua đầu và đổ nước ngược lại cho người thứ 2, người cuối cùng nhận nước sẽ dơ qua đầu và đổ vào trong chiếc chậu. Trong thời gian quy định, đội chơi nào có nhiều nước trong chậu nhất là đội chiến thắng.
15. Trò chơi “Ghép số”
Các thành viên sẽ tập hợp thành 1 vòng tròn, quản trò sẽ quy định nam là số 2, nữ là số 3. Khi quản trò kêu lên “tôi cần số 9” thì các thành viên sẽ phải nhanh chóng di chuyển và nắm tay nhau tạo thành 1 vòng tròn sao cho tổng thành 9 ( 3 người nữ 3*3=9 hoặc 3 nam 1 nữ 3*2 + 3=9) các thành viên nào chưa có nhóm hoặc nhóm nào ghép sai sẽ bị loại. Cuối trò chơi, các thành viên bị loại phải làm theo một yêu cầu đặc biệt của quản trò.
16. Trò chơi “Nói xuôi làm ngược”
Các thành viên sẽ nghe theo hiệu lệnh của quản trò, khi quản trò hô “giơ tay phải” người chơi sẽ phải “giơ tay trái”, quản trò hô “quay sang bên phải” các thành viên sẽ phải “quay sang bên trái”…Với nhiều hành động khác nhau, người chơi nào phản ứng chậm quá 5s hoặc làm theo đúng như yêu cầu của quàn trò sẽ bị loại. Để tăng thêm sự kịch tính cho trò chơi, quản trò có thể giới hạn thời gian phản ứng là khoảng 3s, và hô hiệu lệnh liên tục.
17. Trò chơi “Tôi bảo”
Quản trò hô “tôi bảo, tôi bảo” người chơi sẽ phải đáp lại là “bảo gì, bảo gì” sau đó quản trò sẽ ra một hiệu lệnh bất kỳ, ví dụ”Tôi bảo giơ hai tay lên trời” khi đó người chơi sẽ phải làm theo. Ngược lại khi lệnh của người chơi không có chữ tôi bảo trong hiệu lệnh, ví dụ “giơ hai tay lên trời” thì người chơi sẽ không cần làm theo. Quản trò sẽ tăng tốc độ của trò chơi, và sử dụng xen kẽ các hiệu lệnh không có từ tôi bảo, người chơi nào làm sai luật chơi sẽ bị loại.
18. Trò chơi “Tam sao thất bản”
Mỗi đội chơi gồm có 5 người xếp thành 1 hàng dọc. Người đầu tiên sẽ quay mặt lên sân khấu, 4 người còn lại sẽ đứng quay lưng lại phía sân khấu. Quản trò sẽ đưa ra một bức hình cho người đầu tiên của mỗi hàng nhìn thấy, nhiệm vụ của người này là dùng hành động để mô tả cho người thứ 2 của hàng trong vòng 30s, sau đó người thứ 2 sẽ mô tả lại cho người thứ 3, lần lượt cho đến hết hàng. Người cuối cùng của hàng sẽ nói đáp án mà quản trò đưa ra, nếu đội nào đoán đúng sẽ được cộng 1 điểm.
19. Trò chơi “Đuổi hình bắt chữ”
Quản trò sẽ chuẩn bị các bức hình được in sẵn hoặc sử dụng máy chiếu. Trong 1 phút, quản trò sẽ chiếu lên 2 bức ảnh, người chơi sẽ phải đoán cụm từ đó. Kết thúc trò chơi, người chơi nào đoán đúng nhiều bức hình nhất sẽ được nhận thưởng.
20. Trò chơi “Miêu tả cho đồng đội”
Số lượng chơi khoảng 10 người. Chia 2 người tạo thành 1 đội. Mỗi vòng sẽ có 2 đội chơi đối kháng. Quản trò sẽ chuẩn bị 4 chiếc ghế, được xếp quay lưng lại với nhau. Khi quản trò chiếu một bức hình bất kỳ, nhiệm vụ của người chơi là phải miêu tả lại bức hình đó (không được dùng câu hỏi, không được nhắc đến đáp án trong câu mô tả) cho đồng đội phía sau. Đội nào trả lời được đáp án nhanh nhất sẽ được 1 điểm, sau 5 bức hình đội chơi có thể hoán đổi vị trí cho nhau để miêu tả. Lần lượt thi đấu theo hình thức đối kháng qua các vòng và chọn ra đội chiến thắng cuối cùng.
21. Trò chơi “Vẽ đẹp, vẽ nhanh”
Người chơi sẽ được chia thành 2 đội. Mỗi đội sẽ cử ra một đại diện và bước lên sân khấu, nhiệm vụ của người này là vẽ lại đáp án của quản trò đưa ra (không được viết chữ) để mô tả cho đồng đội ở phía dưới. Đội nào đoán được đáp án đúng và nhanh nhất sẽ được cộng 1 điểm. Kết thúc trò chơi, đội nào có số điểm nhiều nhất là đội chiến thắng. Đội thua sẽ phải lên sân khấu và làm theo yêu cầu của đội thắng.
22. Trò chơi “Đua thuyền trên cạn”
Mỗi đội gồm 10 thành viên. Các thành viên trong 1 đội ngồi xuống và xếp thành 1 hàng dọc sao cho chân người này đặt lên đùi của người kia như một con rết. Khi có hiệu lệnh của quản trò, các đội sẽ xuất phát về đích. Trong quá trình di chuyển đội nào bị đứt sẽ phải quay lại vị trí xuất phát.
23. Trò chơi “Ném bóng bàn”
Ban tổ chức sẽ chuẩn bị 9 chiếc ly miệng rộng. Đội chơi sẽ phải ném một rổ bóng bàn vào trong những chiếc ly. Luật chơi là người chơi không được ném trực tiếp bóng vào trong ly mà phải ném bóng đập xuống đất và nảy vào ly. Trong thời gian quy định, đội chơi nào có số bóng nằm trong ly nhiều nhất là đội chiến thắng.
24. Trò chơi “Mang nước về làng”
Mỗi đội gồm có 10 thành thành viên. Ban tổ chức sẽ phát cho mỗi đội 5 chai nước và một tấm bạt. Nhiệm vụ của cả đội là phối hợp cùng nhau dùng tấm bạt lần lượt di chuyển 5 chai nước từ vị trí A đến vị trí B, trong quá trình di chuyển không được làm đổ các chai nước, nếu đội nào làm đổ sẽ phải quay trở lại vị trí xuất phát. Đội nào hoàn thành xong trước là đội chiến thắng.
25. Trò chơi “Xây tháp”
Ban tổ chức sẽ phát cho mỗi đội 5 tờ giấy báo. Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là sử dụng 5 tờ giấy báo đó trong 15 phút tạo lên một cây tháp mà không sử dụng bất cứ một chất kết dính nào. Sau thời gian quy định tháp của đội nào cao nhất là đội chiến thắng. Lưu ý khi tổ chức trò chơi này là nên sử dụng giấy báo, gấp nhiều lần sẽ dễ bị mất đi độ cứng của giấy, do đó sử dụng giấy báo sẽ giúp tăng thêm độ khó cho trò chơi.
26. Trò chơi “Tôi là ai”
Các thành viên sẽ đứng thành 1 vòng tròn. Người được chọn sẽ đứng vào giữa, sau lưng có dán một tấm hình của một động vật bất kỳ. Nhiệm vụ của người này là đặt những cau hỏi đúng/sai để những người xung quanh trả lời. Sau thời gian 2 phút, người đó sẽ phải nói ra đáp án của con vật đó, nếu trả lời đúng, người đó sẽ được chọn 1 thành viên bất kỳ để thay thế mình, nếu trả lời sai, thành viên đó sẽ phải bắt đầu với một con vật khác.
27. Trò chơi “Đếm số”
Người chơi sẽ đếm số, ví dụ có 30 người chơi sẽ đếm 29 số, 25 người chơi sẽ đếm 24 số. Người đầu tiên sẽ bắt đầu hô lớn từ số 1, các thành viên còn lại sẽ đếm số tiếp theo (2) sao cho mỗi số chỉ có 1 người đếm, nếu có 2 người đếm cùng 1 lúc thì 2 người chơi đó sẽ bị tính là 1 điểm trừ. Lần lượt đếm đến hết, thành viên cuối cùng không đếm số cũng sẽ bị tính 1 điểm trừ. Sau nhiều vòng chơi, thành viên nào có 3 điểm trừ sẽ phải bước vào giữa để làm một yêu cầu bất kỳ của cả nhóm.
28. Trò chơi “Xây tháp bài”
Mỗi đội được phát một bộ bài, nhiệm vụ của cả đội là phối hợp cùng nhau xây dựng lên một tòa tháp mà không sử dụng bất cứ chất kết dính nào cả. Trong thời gian quy định của ban tổ chức, đội nào xếp được tòa tháp cao nhất là đội chiến thắng. Lưu ý khi tổ chức trò chơi này là ở những khu vực không có gió, nếu tổ chức ở trong nhà thì tối ưu nhất.
29. Trò chơi ” Đuổi hình bắt bóng”
Ban tổ chức sẽ chuẩn bị các bức hình của người nổi tiếng, bức hình này chỉ có màu đen trắng và những đặc điểm nhận dạng chung của từng người. Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là thi nhau đoán ra tên của người nổi tiếng đó. Kết thúc trò chơi, đội nào đoán đúng nhiều nhất sẽ được quà tặng của chương trình. Đội nào được ít điểm nhất sẽ phải lên sân khấu và làm theo thử thách của các đội còn lại.
30. Trò chơi “Chẵn lẻ”
Các thành viên sẽ đếm từ 1 đến hết. Sau đó quản trò sẽ đưa các yêu cầu như “Số chẵn đứng dậy” hoặc “Số lẻ giơ tay phải lên..”Tổng của 2 người ngồi cạnh nhau là 1 số chẵn”. Thành viên nào làm sai sẽ bị bắt lên sân khấu và thực hiện những thử thách của chương trình đưa ra.
Trên đây là những trò chơi tập thể vui nhộn mà bạn có thể sử dụng. Tùy thuộc vào đối tượng và số lượng người chơi mà bạn có thể điều chỉnh lại cho phù hợp. Nếu là một công ty, bạn có thể sử dụng các trò chơi này trong chương trình team building hay trong buổi gala dinner của công ty giúp gắn kết và xây dựng nên một tập thể đoàn kết và vững mạnh.
Xem thêm:
- Các trò chơi team building vui nhộn và sôi động năm 2024
- Tổng hợp 30 minigame cho sự kiện vừa vui vừa ý nghĩa
- Kinh nghiệm tổ chức team building từ A tới Z