Lễ khởi công là gì? Lưu ý quan trọng khi tổ chức lễ khởi công

Khi hoàn thành công trình sẽ có lễ khánh thành, ngược lại trước khi bắt đầu đặt nền móng những viên gạch đầu tiên để xây dựng sẽ phải tiến hành tổ chức lễ khởi công. Buổi lễ này là một sự kiện không thể thiếu giúp quá trình xây dựng diễn ra được thuận lợi, đặc biệt với những cồng trình lớn và ngân sách khủng thì lễ khởi công càng phải diễn ra long trọng. Vậy, khi tổ chức một buổi lễ khởi công sẽ có những lưu ý trọng nào? sẽ có những điều “cấm kị” nào cần phải tránh? Cùng VGO EVENT tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Lễ khởi công là gì?

Lễ khởi công đường đi

Lễ khởi công dự án đường đi (ảnh thanhphohaiphong.gov.vn)

Lễ khởi công là một sự kiện được tổ chức khi bắt đầu thi công công trình nhà, xưởng sản xuất, cầu, đường… Người tổ chức thường sẽ là gia chủ hoặc đơn vị chịu trách nhiệm xây dựng công trình chính, khách mời tham gia vào buổi lễ khởi công thường là những người có liên quan đến công trình, lãnh đạo địa phương, đơn vị báo chí…

Mục đích đầu tiên của một buổi lễ khởi công là đánh dấu kỷ niệm ngày bắt đầu thi công, xây dựng công trình thông qua đó giúp quảng bá về hình ảnh của công trình và tên tuổi của đơn vị đầu tư và đơn vị thi công công trình. Ngoài ra, trong buổi lễ này cũng có nghi thức cúng bái xin phép thổ địa và những vị thần linh cai quản đất (theo quan niệm của người Việt mỗi mảnh đất đều có một vị thần cai quản), đây là khía cạnh mang yếu tố tâm linh với mong muốn mọi công việc được “thuận buồm xuôi gió” khi tiến hành công trình.

Để tiết kiệm thời gian và chi phí tổ chức, người ta thường gộp chung nghi thức cúng bái với thần linh trước khi xây dựng (lễ động thổ) vào trong buổi lễ khởi công, điều này dẫn đến sự nhầm tưởng cho nhiều người nghĩ rằng lễ khởi công và lễ động thổ là một. 

Quy trình tổ chức lễ khởi công

Để buổi lễ được diễn ra được thành công bạn sẽ cần lên kế hoạch chuẩn bị và tiến hành tổ chức thật kỹ lưỡng. Nếu chưa có kinh nghiệm tổ chức thì đừng lo lắng, VGO EVENT xin chia sẻ tới bạn 6 bước đơn giản giúp bạn tổ chức được một buổi lễ khởi công từ A tới Z.

Bước 1: Chọn thời gian tổ chức

Lễ khởi công cầu rạch miễu 2

Lễ khởi công cầu Rạch Miễu 2, nối 2 tỉnh Bến Tre và Tiền Giang diễn ra vào sáng ngày 29/3/2022 9 (tức ngày Tân Tỵ tháng Quý Mão năm Nhâm Dần) đây là một ngày đẹp để cúng tế, khai trương… (ảnh baotainguyenmoitruong.vn)

Ông cha ta luôn có câu “Đầu xuôi thì đuôi lọt” với ngụ ý mọi công việc thì thời điểm, giai đoạn đầu tiên rất quan trọng. Do đó, ngày tổ chức khởi công cũng phải là một ngày thật may mắn để cho công việc những ngày sau cũng được thuận lợi. Trước khi chọn ngày tổ chức, bạn có thể tham khảo các ngày đẹp, giờ đẹp phù hợp với tuổi của gia chủ hay người chủ công trình để tiến hành tổ chức. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xem trước về thời tiết, một ngày có trời nắng đẹp sẽ là khởi đầu vô cùng may mắn và thuận lợi cho buổi lễ.

Giống với hầu hết các sự kiện khác, lễ khởi công thường sẽ chỉ diễn ra trong một buổi sáng hoặc buổi chiều, để có được sự góp mặt đầy đủ của tất cả khách mời không bị vướng công việc, bạn nên tổ chức lễ khởi công vào những ngày cuối tuần thứ 7 hoặc chủ nhật.

Bước 2: Xin phép đơn vị chức năng

công trình xây dựng nhà cao tầng

Tiến hành xin phép các đơn vị có thẩm quyền để tổ chức buổi lễ khở công, công trình phải được cấp phép và đáp ứng các tiêu chí nhất định (ảnh sưu tầm)

Sau khi đã lựa chọn được một ngày đẹp, bước kế tiếp là cần xin phép các đơn vị chức năng quản lý tại khu vực bạn tổ chức buổi lễ, do sự kiện của bạn có sự góp mặt của nhiều người. Để được phép tiến hành tổ chức lễ khởi công, công trình của bạn phải được cấp phép và đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Chủ doanh nghiệp, chủ thầu phải có giấy phép xây dựng
  • Có bản thiết kế thi công các hạng mục công trình
  • Có hợp đồng thi công xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư và nhà thầu
  • Có biện pháp đảm bảo an toàn cũng như các vấn đề bảo vệ môi trường trong quá trình thi công

Nếu công trình của bạn không thỏa mãn một trong những điều kiện trên, bạn sẽ không được phép tiến hành tổ chức khởi công xây dựng. Để tránh bị mất thời gian và tiền bạc khi tổ chức, bạn nên chuẩn bị giấy tờ thật kỹ lưỡng và đầy đủ cho công trình của mình trước khi triển khai.

Bước 3: Lên danh sách khách mời

Khách mời tham dự vào buổi lễ khởi công

Lên danh sách khách mời đầy đủ, có kế hoạch đưa đón và lưu trú cho những khách mời quan trọng (ảnh sưu tầm)

Một trong những yếu tố không thể thiếu trong lễ khởi công chính là khách mời, những vị khách quí góp mặt trong buổi lễ là: chủ thầu, đơn vị xây dựng, lãnh đạo địa phương, các nhà báo đưa tin…Bạn sẽ cần lên đầy đủ danh sách khách mời và tiến hành gửi thiệp mời đến từng người. Thời gian gửi thiệp mời trước ngày diễn ra chương trình từ ít nhất 3 đến 4 tuần. Ngoài ra, mẫu thiệp mời cũng cần phải thể hiện được sự chuyên nghiệp và trang trọng khi gửi đến từng khách mời.

Thêm nữa, với những khách mời quan trọng và ở xa bạn nên có kế hoạch đưa đón và nơi lưu trú để thể hiện sự chuyên nghiệp và mến khách của đơn vị tổ chức. Một kinh nghiệm nhỏ của VGO EVENT muốn chia sẻ tới bạn để những khách mời không quên và góp mặt đầy đủ trong chương trình, bạn có thể gọi điện trực tiếp với từng khách mời để hỏi thăm về tình hình cũng như nhắc khéo lại những vị khách về buổi lễ trước 2 hoặc 3 ngày, tránh tình trạng những khách mời quên lịch chương trình của bạn.

Bước 4: Lên kịch bản tổ chức 

Lên kịch bản tổ chức

Kịch bản chương trình là các hoạt động và thời lượng diễn ra trong buổi lễ (ảnh sưu tầm)

Kịch bản tổ chức chính là một bảng bao gồm đầy đủ các hoạt động, nội dung và thời lượng diễn ra. Nhờ có kịch bản, bạn cũng có thể dự trù được một mức chi phí cho chương trình, bên cạnh đó kịch bản sẽ giúp bạn điều tiết và kiểm soát chương trình một cách trơn tru khi triển khai chương trình thực tế.

Một mẫu kịch tổ chức lễ khởi công sẽ như sau:

STT Thời gian Nội dung Chi tiết
1 08:00 – 08:30 Đón tiếp  Đội ngũ PG, cùng đại diện ban tổ chức tiếp đón khách mời. MC ổn định vị trí cho các khách mời.
2 08:30 – 08:35 Văn nghệ khai mạc Tiết mục văn nghệ khai mạc chương trình.
3 08:35 – 08:50 MC tuyên bố khai mạc và vinh danh khách mời MC bước lên sân khấu gửi lời chào đến khách mời, giới thiệu về buổi lễ và vinh danh các khách mời tham dự vào buổi lễ.
4 08:50 – 09:15 Đại diện lên phát biểu Đại diện chủ đầu tư, nhà thầu thi công và lãnh đạo địa phương lên phát biểu…
5 09:15 – 09:25 Nghi thức khởi công Mc mời các đại biểu tiến lên sân khấu thực hiện nghi thức khởi công xây dựng.
6 09:25 – 09:35 Mini game MC tổ chức các mini game tương tác với các khách mời và tặng quà cho những khách mời chiến thắng.
7 09:40 kết thúc Mc cảm ơn khách mời và kết thúc chương trình.

Bước 5: Chuẩn bị và set up địa điểm tổ chức

Set up địa điểm tổ chức lễ khởi công

Set up địa điểm tổ chức lễ khởi công hoàn thiện và đầy đủ các hạng mục như cổng chào, bản ghế, nhà bạt… (ảnh sưu tầm)

Địa điểm tổ chức cần set up hoàn thiện trước ngày chương trình diễn ra. Các vật dụng như cổng chào, bàn ghế, nhà bạt, mái che…cần sắp xếp một cách hợp lý. Do đó, bạn cần khảo sát và san lấp mặt bằng tại công trình từ trước để có được không gian tổ chức đủ rộng và thoáng mát. Khi đã set hoàn thiện, bạn cũng nên chạy thử để kiểm tra trước các thiết bị tổ chức sự kiện như âm thanh, mic… đảm bảo mọi thiết bị đều hoạt động ổn định.

Ngoài ra, các vật dụng cần chuẩn bị như xẻng, mũ, bao tay, bóng bay, quà tặng, hoa… phục vụ cho buổi lễ cũng cần phải chuẩn bị đầy đủ từ trước. Một mẹo nhỏ để không bị chuẩn bị thiếu các vật dụng cần thiết là sử dụng một checklist cho các vật dụng cần mua và phân công cho từng người phụ trách.

Trong trường hợp công trình xây dựng của bạn nằm ngay tại những nơi có phương tiện đi lại nhiều, bạn cũng nên có kế hoạch nhờ sự hỗ trợ của các đơn vị chức năng tại địa phương để điều tiết giao thông qua lại.

Bước 6: Triển khai chương trình

Bước cuối cùng khi tổ chức một buổi lễ khởi công chính là triển khai và kiểm soát chương trình. Mỗi sự kiện khi diễn ra trong thực tế đều sẽ có những tình huống và vấn đề phát sinh khác nhau, khi đó bạn sẽ cần giữ được sự bình tĩnh, phối hợp cùng với các nhân sự chạy chương trình để đưa ra được những phương án xử lý kịp thời và hiệu quả.

Các lưu ý quan trọng khi tổ chức một buổi lễ khởi công

  • Dự trù kinh phí từ trước để tránh các phát sinh sau khi kết thúc chương trình
  • Lên kế hoạch chuẩn bị thật kỹ lưỡng, ngoài ra cũng cần có những kế hoạch dự phòng để xử lý kịp thời các tình huống xấu (thời tiết, nhân sự, khách mời…)
  • Chuẩn bị các tài liệu cần thiết và truyền thông về chương trình (quay phim, chụp hình về buổi lễ để tiến hành quảng bá về công trình…)
  • Tiếp nhận những phản hồi của người tham gia để rút kinh nghiệm tổ chức cho lần sau.

Trên đây là những chia sẻ của VGO EVENT giúp bạn tổ chức được một buổi lễ khởi công được ấn tượng và mang lại nhiều may mắn trong quá trình thi công. Lưu ý quan trọng là bạn phải lên kế hoạch tổ chức và chuẩn bị thật kỹ lưỡng để hạn chế được các rủi ro khi tổ chức chương trình. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian và công sức nhưng vẫn có được một buổi lễ khởi công long trọng và chuyên nghiệp thì đừng bỏ qua dịch vụ tổ chức lễ khởi công của VGO EVENT nhé. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tổ chức sự kiện, chúng tôi đã đồng hành và hợp tác với các đơn vị lớn tại TP.HCM như HDBank, VPBank, VIB,…

 

 

Xem thêm:

  • Lễ động thổ là gì? Nghi thức tổ chức lễ động thổ cho mọi công trình
Đánh giá bài viết
Gọi zalo
Nhận báo giá