Lễ động thổ là gì? Tại sao nên tổ chức lễ động thổ khi xây dựng?

Trong văn hóa của người Việt, trước khi thực hiện xây nhà người ta thường sẽ tiến hành làm lễ động thổ. Nghi thức này mang đậm tính chất tâm linh và có từ xa xưa. Mỗi khi chuẩn bị xây dựng một công trình như cầu, đường…đặc biệt là xây dựng một căn nhà mới, gia chủ đều tiến hành nghi lễ động thổ. Trong trường hợp bạn chuẩn bị xây nhà thì cần phải tìm hiểu về buổi lễ đặc biệt này, sẽ có những lưu ý “quan trọng” mà bạn không được phạm phải để không gặp phải những điều xấu trong khi xây dựng và sau khi hoàn thiện căn nhà.

Lễ động thổ là gì?

mâm cúng động thổ

Lễ động thổ là một nghi thức tâm linh trước khi đặt móng xây dựng nhà cửa, với mục đích mang lại sự bình an, thịnh vượng cho gia chủ

Lễ động thổ (còn được gọi là lễ khai quật đất) là một nghi lễ truyền thống trong văn hóa và tôn giáo của nhiều dân tộc trên khắp thế giới. Nghi lễ này thường được tổ chức để xin phép các vị thần linh cai quản đất đai, nơi chuẩn bị tiến hành xây dựng làm nhà. Mục đích của lễ động thổ thường là cầu mong sự bình an, sự thịnh vượng trong quá trình thi công và cho mọi người sống trên mảnh đất đó sau này.

Nghi lễ Bhoomi Pooja của người theo đạo hin đu, mang ý nghĩa tương tự như lễ động thổ

Nghi lễ Bhoomi Pooja của người theo đạo Hindu, mang ý nghĩa tương tự như lễ động thổ

Lễ động thổ có thể diễn ra tùy theo từng vùng, tôn giáo hoặc dân tộc với những hình thức và quy cách khác nhau. Với những người theo đạo Hindu, lễ động thổ thường được gọi là “Bhoomi Pooja” hoặc “Bhumi Puja.” Đây là một phần không thể thiếu trong bất cứ công trình xây dựng nhà mới của họ, người Hindu thực hiện lễ này để xin phép và tôn trọng Bhu Devi, thần linh của đất đai. Trong văn hóa Trung Quốc, có nghi lễ gọi là “Kai Tai,” mang ý nghĩa tương tự như lễ động thổ. Người Trung Quốc thường tổ chức lễ này khi xây dựng nhà cửa hoặc làm công việc quan trọng như mở cửa hàng.

Các lưu ý quan trọng khi tổ chức lễ động thổ

Trước khi làm lễ động thổ để xây nhà, bạn không thể bỏ qua các lưu ý quan trọng sau đây:

1. Tránh làm nhà vào năm tam tai, hoang ốc, kim lâu

12 con giáp

Cần xem tuổi của gia chủ đề không phạm phải năm tam tai, hoang ốc và kim lâu

Tam tai là hạn 3 năm liên tiếp, diễn ra mỗi 12 năm (một giáp). Ví dụ bạn sinh năm 2000 (năm canh thìn) thì hạn tam tai đầu tiên sẽ xảy ra vào năm 2011; 2012; 2013, kế tiếp sẽ là năm 2023; 2024; 2025… Mỗi năm tam tai gia chủ cần phải kiêng kỵ các công việc như làm nhà, cưới vợ, kinh doanh, sức khỏe…Do đó, nếu bạn có hạn tam tai trong thời điểm này, cũng cần phải cân nhắc đến việc xây dựng nhà để không phải gặp những bất chắc.

Nếu làm nhà trúng vào năm hạn hoang ốc (trong tiếng hán “Hoang ốc” tức là ngôi nhà bỏ hoang, nơi có nhiều ma quỷ trú ngụ) cũng sẽ khiến gia chủ gặp các điều xấu về sức khỏe, tài lộc và công việc. Trong năm 2023, những tuổi sau đây sẽ phạm phải năm hoang ốc: 18; 21; 23; 24; 27; 29; 30; 32; 33; 36; 38; 39; 41; 42; 45; 47; 48; 50; 51; 54; 56; 57; 60; 63; 65; 66; 69; 72; 74; 75. Bên cạnh đó, năm 2024 những người ở độ tuổi sau sẽ là năm xấu hạn hoang ốc không nên làm nhà: 21; 23; 24; 27; 29; 30; 32; 33; 36; 38; 39; 41; 42; 45; 47; 48; 50; 51; 54; 56; 57; 60; 63; 65; 66; 69.

Cuối cùng về độ tuổi khi xây dựng nhà cửa là tuổi kim lâu, nguồn gốc của tên gọi này nằm trong văn hóa xa xưa của Phương Đông. Lý giải cho độ tuổi này như sau: “kim” là vàng, “Lâu” là lầu, khi ghép lại tức là lầu vàng, tuy nhiên thời xa xưa chỉ những người thuộc dòng dõi vua chúa khi ở độ tuổi này mới được phép làm những việc quan trọng như lấy vợ, lấy chồng hay xây nhà…ngược lại những người dân thường khi ở tuổi này mà thực hiện những việc trọng đại thì sẽ bị coi là tội phản quốc, có ý định làm quan, chiếm chức quyền. Những tuổi phạm kim lâu (bao gồm cả tuổi mụ) sẽ có độ tuổi: 19, 21, 24, 26, 28, 30, 33, 35, 37, 39, 42, 44, 46, 48, 51, 53, 55, 57, 60, 62, 64, 66, 69, 71, 73, 75,…

2. Người không hợp tuổi cần phải làm nghi thức mượn tuổi

Cúng bái trong nghi lễ động thổ

Nếu không hợp tuổi để làm nhà, gia chủ phải làm nghi thức mượn tuổi

Trong trường hợp bạn không hợp tuổi để làm nhà trong năm nhưng vì một số lý do bạn phải tiến hành xây dựng thì có thể làm thủ tục mượn tuổi của những người có tuổi tốt trong năm đó và tiến hành làm thủ tục bán nhà (chỉ mang ý nghĩa tượng trưng, không có giá trị pháp lý). Trong quá trình thực hiện các nghi lễ, người chủ nhà cần tránh xa khỏi khu vực đất xây nhà. 

Sau khi hoàn thành các công việc xây dựng, người được mượn tuổi sẽ tiến hành làm lễ nhập trạch, cuối cùng gia chủ sẽ tiến hành mua lại ngôi nhà với giá cao hơn là một thủ tục tượng trưng để dâng lên thần linh.

Lưu ý: thủ tục tuổi chỉ được áp dụng khi xây dựng nhà mới, không được phép sử dụng trong trường hợp sửa chữa. Mỗi người được mượn tuổi chỉ có thể cho một gia đình duy nhất và không được phép mượn tuổi cho nhiều gia đình cùng một lúc. Để mang lại nhiều may mắn, gia chủ nên mượn tuổi của những người lớn tuổi hơn.

3. Gia chủ thực hiện cuốc đất đầu tiên

Sau khi hoàn thành các thủ tục cúng bái, người động tay vào thực hiện công trình đầy tiên chính là gia chủ hoặc người được mượn tuổi. Gia chủ sẽ chọn hướng làm nhà đã được tư vấn từ trước, sau đó cuốc từ 5 đến 7 cái về hướng đó, mang ý nghĩa xây dựng và bắt đầu khai phá đất đai, sau khi thực hiện nghi lễ.

4. Trang phục và cử hành nghi lễ 

Gia chủ và những người tham dự buổi lễ cần mặc trang phục lịch sự, tránh những bộ quần áo hở hang và quá ngắn. Trong khi tiến hành buổi lễ cần có thái độ trang nghiêm tránh những hành vi không kính trọng nghi lễ. Thêm nữa, khi gia chủ làm các nghi thức cúng lễ, tuyệt đối không được cúng sai, khấn sai khiến mang lại những điều xui xẻo cho gia chủ…

Quy trình làm lễ động thổ cho mọi công trình

Sau khi đã nắm rõ các lưu ý quan trọng cho một buổi lễ động thổ, VGO EVENT xin chia sẻ tới bạn kinh nghiệm tổ chức lễ động thổ chuyên nghiệp từ A tới Z.

1. Chọn ngày giờ

“Có thờ có thiêng có kiêng có lành” khi làm những chuyện quan trọng thì bạn cũng không thể bỏ qua các yếu tố tâm linh, nhất là việc xây dựng nhà cửa, một ngôi nhà sẽ gắn bó với bạn xuất những thời gian còn lại trong cuộc sống thì càng phải lưu ý hơn. Bạn có thể nhờ các thầy phong thủy hoặc những thầy số để xem giúp mình một ngày, giờ hoàng đạo phù hợp với tuổi của mình. 

Với những công việc cá nhân, nhiều người Việt thường chọn ngày dựa trên lịch âm lịch, chẳng hạn như ngày mùng 1, mùng 15 của tháng âm lịch, những ngày này thường được coi là may mắn và phù hợp cho lễ động thổ và các nghi lễ khác. Ngược lại, người Việt cũng tránh chọn các ngày xui xẻo, như ngày mùng 4, 7, hoặc các ngày được coi là không may mắn.

2. Chuẩn bị mâm cúng

mâm cúng động thổ

Chuẩn bị mâm cúng động thổ thịnh soạn

Tổ chức lễ động thổ chắc chắn sẽ không thể thiếu mâm cúng, đây được coi là lộc để dâng lên những vị thần linh cai quản mảnh đất mà chủ nhà sinh sống. Ở mỗi vùng miền tại Việt Nam sẽ có những mâm cúng động thổ khác nhau, nhưng nhìn chung một mâm cỗ đầy đủ và được coi là thịnh soạn sẽ như sau:

Mâm cúng mặn:

Trái cây 1 giỏ Gạo 1 gói Trầu cau 1 phần Bánh bao 13 cái
Hoa 2 bó Muối 1 gói Chè 12 phần Rau câu 13 cái
Nhang 1 bó Nước 2 chai Xôi 12 phần Gà 1 con
Đèn cầy 13 cây Rượu 1 chai Chè lớn 1 phần Heo sữa quay 1 con
Trà 1 gói Giấy cúng 1 bộ Xôi lớn 1 phần 13 đôi hài – 13 bộ áo

Hoặc mâm cúng chay:

Trái cây 1 phần Gạo 1 gói Trầu cau 1 phần
Hoa 1 bó Muối 1 gói Chè 12  phần
Nhang 1 bó Nước 2 chai Xôi 12 phần
Đèn cầy 13 cây Rượu 1 chai Chè lớn 1 phần
Trà 1 gói Giấy cúng 1 bộ Xôi lớn 1 phần

Tùy thuộc vào gia chủ mà có thể chọn mâm cúng mặn hoặc mâm cúng chay. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian và công sức chuẩn bị bạn có thể liên hệ để đặt các dịch vụ làm mâm cúng trọn gói với đầy đủ những trái cây, hương, bánh… được trang trí rất đẹp và đầy đủ.

3. Thực hiện nghi lễ

Tiến hành nghi lễ cúng động thổ

Thực hiện nghi lễ cúng động thổ, lưu ý là không cúng sai, đọc văn khấn sai

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ mâm cúng, đúng giờ đã chọn gia chủ sẽ tiến hành nghi lễ động thổ. Để chắc chắn và đảm bảo thực hiện đúng nghi lễ, bạn có thể mời thêm thầy cúng về tham gia và hướng dẫn bạn trong quá trình cúng bái. Gia chủ sẽ tiến hành từng bước trong nghi lễ như sau:

1. Đốt hai cây đèn và thắp 07 cây nhang với nam hoặc 09 cây nhang nếu là nữ.

2. Vái bốn phương, tám hướng rồi quay vào mâm lễ rồi khấn.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy Quan Đương niên.

Con kính lạy các Tôn phần bản xứ.

Tín chủ (chúng) con là:… Ngụ tại:…

Hôm nay là ngày… tháng….năm….. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương, dâng lên trước án, có lời thưa rằng: Hôm nay tín chủ con khởi tạo…. (nếu cất nóc thì đọc là cất nóc, nếu xây cổng thì đọc là xây cổng, nếu chuyển nhà thì đọc là chuyển nhà) ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi mong soi xét và cho phép được động thổ (hoặc cất nóc). Tín chủ con lòng thành lễ vật dâng lên trước án thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần linh cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con được vạn sự tốt lành, công việc hanh thông, chủ thợ được bình an, ngày tháng hưởng phần lợi lạc, âm phù dương trợ, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm. Tín chủ lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc, phảng phất quanh khu vực này, xin mời các vị tới đây thụ hưởng vật, phù trì tín chủ, cũng như chủ thợ đôi bên khiến cho an lạc, công việc chóng thành, muôn sự như ý.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

3. Sau khi cúng xong, hương gần tàn, gia chủ hóa tiền vàng, đồ hàng mã. Tiếp theo là cuốc xuống đất 5-7 cái hướng nhà đẹp, sau đó thợ sẽ từ vết đó để tiến hành xây dựng. Lưu ý, 3 vật cúng trên mâm là gạo, muối và nước thì cất lại thật kỹ, sau này khi làm lễ nhập trạch thì đem để ở bếp, nơi thờ cúng Táo Quân. Hoa trong mâm cúng cắm ngay tại nơi thực hiện lễ chứ không mang về nhà để thắp hương.

Trên đây là những chia sẻ của VGO EVENT về quy trình tổ chức lễ khởi công cũng như một số lưu ý quan trọng trong buổi lễ này. Đây là một nghi thức tâm linh mang đậm văn hóa của người Việt xưa, một nghi lễ giúp mang lại nhiều may mắn, sức khỏe và tài lộc cho gia chủ, vì vậy bạn tổ chức một cách thận trọng và kỹ lưỡng. VGO EVENT xin kính chúc bạn sẽ gặp thật nhiều may mắn và gặt gái được nhiều thành thành quả trong thời gian sắp tới.

 

Xem thêm:

Đánh giá bài viết
Gọi zalo
Nhận báo giá