20+ trò chơi team building trong lớp học cho học sinh siêu vui nhộn và hài hước

Trong quá trình giảng dạy, việc xây dựng tinh thần đoàn kết giữa các học sinh là rất quan trọng, giúp các em có tinh thần học tập cũng như rèn luyện đạo đức từ khi còn nhỏ. Các trò chơi team building trong lớp học cho học sinh là một yếu tố giúp cải thiện sự tương tác, sự gắn kết và tinh thần hợp tác giữa các thành viên trong lớp, đồng thời tạo ra môi trường học tập tích cực cho các em. Với hơn 10 năm kinh nghiệm tổ chức team building, VGO EVENT xin chia sẻ tới bạn 20 trò chơi team building trong lớp học thú vị nhất, cập nhật năm 2024.

1. Trò chơi kết nối tranh vẽ

Quản trò sẽ đưa ra một hình vẽ được chuẩn bị từ trước, nhiệm vụ của các đội chơi là cùng nhau vẽ lại bức hình đó, tuy nhiên mỗi thành viên trong đội chỉ được vẽ một nét vẽ, sau khi vẽ xong, thành viên trong đội sẽ gấp tờ giấy lại và chỉ để hiện ra đầu của nét vẽ, nhiệm vụ của thành viên tiếp theo là vẽ nối tiếp bức hình đó. Lần lượt cho đến khi cả đội hoàn thiện bức tranh, đội chơi nào hoàn thiện bức tranh nhanh nhất và đẹp nhất sẽ là đội chiến thắng.

Ý nghĩa: Trò chơi này khuyến khích rèn kỹ năng giao tiếp và khả năng làm việc nhóm.

2. Đoán tên nước

Đoán tên các nước

Đoán tên các nước

Mỗi đội sẽ được nhận 20 bức hình về những địa điểm nổi tiếng, các nét văn hóa đặc trưng, món ăn, người nổi tiếng… của các nước trên thế giới. Nhiệm vụ của mỗi đội là phải tìm ra được tên của đất nước tương ứng với mỗi bức hình. Đội chơi nào có đáp án nhanh nhất và đúng nhất sẽ là đội chiến thắng. Ngoài ra, để tăng thêm độ kịch tính cho trò chơi, quản trò có thể yêu cầu học sinh kể thêm 3 địa điểm, món ăn, bài hát… của đất nước đó để được nhận được những điểm cộng.

Trò chơi này giúp học sinh rèn luyện lại kiến thức về lịch sử, địa lý của các đất nước, bên cạnh đó nó cũng giúp bạn vận dụng các kiến thức xã hội thực tế từ ti vi, báo, đài…

3. Kiến trúc sư tài ba

Quản trò sẽ chưa lớp học thành các nhóm nhỏ, nhiệm vụ của mỗi nhóm là sử dụng các vật dụng như: kéo, giấy, keo dính và chì màu để tự xây dựng lên những ngôi nhà, cầu, đường… tạo thành 1 mô hình thành phố thu nhỏ. Trong thời gian 45 phút, đội chơi nào xây dựng được mô hình đẹp nhất sẽ là đội chiến thắng.

Đây là trò chơi rất thú vị với các bạn học sinh, giúp các em rèn luyện được tinh thần làm việc nhóm.

4. Người đưa tin

Ban tổ chức sẽ chia lớp thành 8 đội, thi đấu theo hình thể thức đối kháng. Mỗi đội sẽ chọn ra 1 người đại diện lên bục giảng và nhận các cụm từ được chuẩn bị sẵn (xe máy điện, ô tô địa hình, đi du lịch…), nhiệm vụ của người này là sẽ mô tả lại cụm từ đó bằng nét vẽ (không được sử dụng chữ viết), sau 9 cụm từ, đội chơi nào có số câu trả lời đúng nhiều hơn sẽ được đi vào vòng trong. Lần lượt các đội sẽ tranh tài cùng nhau để tìm ra đội đi vào trong.

Trò chơi này sẽ giúp các em học sinh rèn luyện được khả năng sáng tạo và khả năng quan sát.

5. Kỹ sư máy bay

Kỹ sư máy bay

Trò chơi kỹ sư máy bay

Quản trò sẽ chia lớp thành các nhóm 2 người. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là sử dụng tờ giấy A4 để gấp tạo thành một chiếc máy bay, học sinh cũng có thể dụng bút màu để trang trí cho chiếc máy bay. Tiêu chí chấm điểm là chiếc máy bay đẹp mắt và có thể bay xa nhất (từ bục giảng xuống cuối lớp), khi hoàn thiện các đội chơi sẽ cử đại diện lên bục giảng để phi máy bay, mỗi đội sẽ được thực hiện 2 lần và được quyền chỉnh sửa lại lại thiết kế của chiếc máy bay. Quản trò sẽ dựa trên các tiêu chí để chấm điểm và tìm ra đội thắng cuộc.

6. Nối vòng tay lớn

Trò chơi này theo đúng nghĩa đen của nó. Quản trò sẽ đưa các quy định cho học sinh trong lớp học, nam được quy định là số 1, nữ được quy định là số 2, khi quản trò nói ” Tôi muốn tôi muốn”, các sinh viên sẽ phải đáp lại ” Số mấy số mấy”, nếu quản trò nói “số 5” nhiệm vụ của học sinh phải nhanh chóng di chuyển và cầm tay các bạn trong lớp sao cho tổng bằng 5 (2 bạn nữ và 1 bạn nam, hoặc 3 bạn nam 1 bạn nữ…). Các học sinh nào chưa có nhóm sẽ phải bước lên bục giảng và chịu hình phạt mà quản trò đưa ra.

Quản trò có thể đưa ra các câu trả lời khác nhau như: bội số của 3, số chia hết cho 4…Trò chơi này giúp học sinh rèn luyện được khả năng phản ứng nhanh nhạy trong các tình huống và gắn kết các thành viên trong lớp học.

7. Trò chơi biểu diễn nghệ thuật

Trò chơi này khuyến khích sự sáng tạo và tự tin cho các bạn học sinh. Các nhóm học sinh sẽ được chọn biểu diễn một vở kịch ngắn trong các tác phẩm văn học đã từng được học, hay một tình huống lịch sử. Nhóm nào biển diễn tài tình và hấp dẫn sẽ giành chiến thắng. Học sinh cũng có thể sử dụng bút, giấy và chì màu để làm phụ kiện trang trí cho các tiết mục biểu diễn của nhóm.

8. Trò chơi ghép tranh

Trò chơi ghép tranh

Trò chơi ghép tranh

Quản trò sẽ chuẩn bị trước các bức tranh được in trên tờ giấy A3, hoặc A2 sau đó cắt bức tranh thành nhiều mảnh nhỏ khác nhau. Để tăng thêm độ khó cho trò chơi, quản trò cũng có thể chuẩn bị thêm các mảnh cắt từ những bức tranh khác. Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là phải sử dụng các mảnh ghép được cho sẵn và băng keo để ghép hoàn thiện bức tranh. Sau khi hoàn thiện, đội chơi sẽ lên bục giảng và nói về ý nghĩa của bức tranh đó.

Đội chơi nào ghép hoàn thiện bức tranh nhanh nhất và chia sẻ được ý nghĩa của bức tranh sẽ là đội chiến thắng. Trò chơi này giúp rèn luyện tinh thần làm việc nhóm cho các em học sinh, đồng thời cũng rèn luyện khả năng thuyết trình và sự tự tin khi đứng trước đám đông của các em.

9. Đếm số

Trò chơi này rất dễ để tổ chức nhưng lại giúp mang lại nhiều tiếng cười cho các bạn học sinh. Luật chơi như sau: nếu lớp có 40 thành viên thì cả lớp sẽ đếm từ 1 đến 35, mỗi học sinh sẽ đến 1 số lần lượt cho đến hết, trong quá trình đếm nếu có học sinh nào cùng đếm 1 số trùng nhau sẽ bị phạt, kết thúc 35 số, các học sinh chưa được đếm cũng sẽ bị phạt.

Trò chơi này giúp rèn luyện khả năng phản xạ nhanh nhạy và rèn luyện khả năng chịu áp lực thời gian.

10. Câu đố nhóm

Trò chơi câu đố nhóm

Trò chơi câu đố nhóm

Quản trò sẽ chia lớp thành 6 đội. Trong thời gian 15 phút, mỗi đội sẽ chuẩn bị các câu đố riêng cho đội của mình. Sau khi kết thúc thời gian chuẩn bị, lần lượt các đội sẽ thay phiên nhau đưa ra các câu đố cho đội khác, trong thời gian 30 giây, đội nào trả lời đúng sẽ được cộng 1 điểm, nếu không có đội nào đưa ra được đáp án, đội đưa ra câu hỏi sẽ được cộng 1 điểm.

11. Trò chơi chuyền đồ vật

Quản trò sẽ chuẩn bị trước đoạn nhạc và 1 đồ vật (quả bóng, gấu bông, chai nước…). Khi nhạc được bật lên các thành viên sẽ lần lượt truyền đồ vật cho một người bất kỳ không cần phải theo thứ tự, khi nhạc tắt thành viên đang giữ đồ vật sẽ bị chịu phạt, thực hiện theo các yêu cầu của quản trò đưa ra.

12. Hòn đảo nhỏ

Học sinh trong lớp sẽ được chia thành các nhóm cố số lượng bằng nhau. Nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm là phải đứng lên trên 1 tờ giấy sao cho không để các bộ phận trên cơ của bất kỳ thành viên nào chạm đất, cả đội sẽ phải giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây. Sau đó, cả đội sẽ phải gấp đôi tờ giấy lại và đứng trên đó trong vòng 30 giây tiếp theo. Nếu có thành viên nào để chân chạm đất, đội đó sẽ bị loại.

Lần lượt các đội sẽ lên thực hiện thử thách trên bục giảng. Đội chơi nào có số lượt gấp nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng. Trò chơi này giúp rèn luyện sự dẻo dai và tinh thần đoàn kết cho các em.

13. Trò chơi đoán từ vựng

Trò chơi đôán từ vựng

Trò chơi đôán từ vựng (đáp án: hoa phượng)

Học sinh được chia thành các nhóm và tham gia vào một trò chơi đoán từ vựng. Mỗi nhóm sẽ cử ra 1 đại diện lên bục giảng và nhận các cụm từ của quản trò (hôm nay trời có mưa, tôi cảm thấy đối, tôi được 10 điểm). Nhiệm vụ của người này sẽ vẽ để mô tả về cụm từ của trò chơi (lưu ý là không được viết chữ), các thành viên trong nhóm còn lại phải đoán từ đó. Đội chơi nào đoán đúng nhiều từ nhất trong vòng 5 phút sẽ là đội chiến thắng.

Trò chơi này khuyến khích sự giao tiếp, khả năng dùng từ vựng và làm việc nhóm.

14. Trí nhớ

Học sinh sẽ được cho xem một đoạn video về chủ đề bất kỳ, sau khi kết thúc đoạn phim, quản trò sẽ đưa ra 10 câu hỏi cho mỗi nhóm để kiểm tra khả năng ghi nhớ của mỗi đội chơi, ví dụ: nhân vật nam trong video mặc áo màu gì? Ngôi nhà có mấy cửa ra vào, có mấy chiếc xe đạp được đặt trước cửa nhà… sau 10 phút thảo luận và đưa ra câu trả lời, đội chơi nào có số câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ là đội chiến thắng.

Trong trường hợp các đội có số điểm bằng nhau, các đội đó sẽ bước vào loạt câu hỏi phụ để tìm ra đội thắng cuộc. Trò chơi này sẽ giúp rèn luyện trí nhớ cho các bạn học sinh.

15. Bức tranh đồng đội

Bức tranh đồng đội

Bức tranh đồng đội

Quản trò sẽ đưa ra một chủ đề (thiên nhiên, con người, cảnh vật…) nhiệm vụ của các thành viên trong mỗi đội là phối hợp cùng nhau vẽ hoàn thiện bức tranh, sử dụng giấy và bút màu được cho trước. Sau khi vẽ hoàn thiện bức tranh, các đội sẽ lên trước lớp để giới thiệu về ý nghĩa của bức tranh đó.

Nhóm nào có bức tranh đẹp cùng ý nghĩa xuất sắc nhất sẽ giành chiến thắng.

16. Trò chơi sáng tác

Giáo viên sẽ đưa ra các từ hoặc cụm từ (ví dụ: quả nho, ông già, bầu trời, đi…) nhiệm vụ của các đội chơi là phải đưa ra các câu chuyện có chứa các từ cho sẵn, tiêu chí chấm điểm là các câu chuyện có sự hài hước và sáng tạo. Trò chơi này giúp rèn luyện khả năng tư duy và sáng tạo cho học sinh

17. Đốt chữ

Học sinh sẽ được chia thành các nhóm, quản trò sẽ đưa ra một câu (Ví dụ: trời hôm nay có nhiều mây đen, có thể buổi chiều sẽ có mưa). Nhiệm vụ của từng đội chơi là thay thế lại các từ trong câu sao cho ý nghĩa của câu không đổi (Ví dụ: Bầu trời xám xịt vào buổi sáng, chiều nay chắc sẽ có mưa).

Với mỗi câu trả lời được đưa ra, đội chơi sẽ được cộng 1 điểm. Đội giành chiến thắng là đội có số điểm lớn nhất. Để tăng thêm độ khó của trò chơi, có thể bổ sung thêm các quy tắc như: không làm thay đổi số lượng từ trong câu mới hoặc không được lặp lại quá 5 từ trong có trong câu cũ…)

18. Trò chơi vẽ tranh theo mô tả

trò chơi vẽ tranh theo mô tả

Trò chơi vẽ tranh theo mô tả

Mỗi nhóm sẽ cử ra 1 đại diện để lên bục giảng. Sau đó, quản trò sẽ đưa ra các bức tranh cho mỗi đội. Nhiệm vụ của các thành viên còn lại trong đội sẽ mô tả được bức tranh, cho thành viên của đội vẽ lại sao cho giống và chi tiết nhất.

Bức tranh của đội nào vẽ nhanh và giống với bức tranh được đưa ra sẽ là đội chiến thắng. Trò chơi giúp học sinh rèn luyện được khả năng làm việc nhóm cùng khả năng sáng tạo của bản thân.

19. Trò chơi tìm sự đối lập

Học sinh trong lớp sẽ được chia đều vào các đội. Nhiệm vụ của mỗi đội chơi là tìm ra các sự tương phản và tương đồng của 5 đồ vật được quản trò đưa ra (về màu sắc, kích thước, chất lượng…), đội chơi nào tìm được nhiều điểm tương đồng và tương phản nhất sẽ là đội dành chiến thắng. Đây là một trò chơi dễ tổ chức, nhưng sẽ giúp học sinh rèn luyện được khả năng quan sát.

20. Kết nối câu chuyện

Giáo viên sẽ đưa ra các đoạn văn nói về các câu chuyện khác nhau. Nhiệm vụ của từng đội là phải tạo lên một câu chuyện hoàn chỉnh có ý nghĩa từ 2 đoạn văn đó. Đội nào hoàn thành nhanh nhất và có câu chuyện ý nghĩa sẽ dành chiến thắng. Trò chơi này khuyến khích sự phân tích, kết nối và làm việc nhóm của các học sinh.

21. Trò chơi tìm từ ẩn

Học sinh được yêu cầu tìm các từ ẩn trong một ma trận chữ cái. Các từ có thể nằm ngang, dọc hoặc chéo. Kết quả cuối cùng là học sinh phải cho biết các cụm từ này nói về chủ đề gì ? Trò chơi này khuyến khích sự tìm kiếm từ vựng, quan sát và làm việc nhóm.

22. Trò chơi thiết thời trang

Thiết kế thời trang

Thiết kế thời trang

Học sinh được yêu cầu thiết kế một bộ trang phục sử dụng giấy, kéo và keo dính. Mục tiêu là tạo ra một thiết kế độc đáo và phù hợp với một chủ đề nhất định. Trò chơi này khuyến khích sự sáng tạ và tinh thần làm việc nhóm.

Trên đây là hơn 20 trò chơi team building giúp gắn kết và tạo ra sự hào hứng trong học tập cho các em học sinh. Qua việc tham gia vào các trò chơi team building trong lớp học, học sinh có thể rèn luyện các kỹ năng quan trọng như làm việc nhóm, giao tiếp, tư duy sáng tạo và có được tinh thần đoàn kết.

Xem thêm: 

5/5 - (1 bình chọn)
Gọi zalo
Nhận báo giá