Team building là gì? Kinh nghiệm tổ chức team building từ A tới Z

Team building là hoạt động diễn ra hàng năm, nó giúp gắn kết và xây dựng đội ngũ nhân sự cho công ty. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều người đang coi team building như là “một cơn ác mộng”, các hoạt động team building giống như đang hành xác và khiến người tham gia cảm thấy mệt mỏi. Nếu hiện tại công ty bạn cũng đang lên kế hoạch tổ chức team building thì bạn sẽ làm gì để tránh được vết xe đổ này? Khám phá ngay bài viết dưới đây để tìm cho mình lời giải nhé !

Team building là gì?

Theo như định nghĩa của Wikipedia về team building: Team building (xây dựng đội, nhóm) là các hoạt động nhằm tăng cường mối quan hệ và sự hợp tác giữa các thành viên trong một nhóm hay trong một tổ chức, ngoài ra team building cũng giúp giải quyết các vấn đề của đội ngũ nhân viên trong công ty.

Sự khác biệt của một chương trình team building và các hoạt động tập thể thông thường là nó giúp doanh nghiệp truyền tải được thông điệp đến những người tham gia. Một chương trình team building chỉ dừng lại ở mức vui nhộn thì chưa phát huy được hết vai trò của nó, để được coi là thành công, sau chương trình người tham gia phải hiểu và ghi nhớ được thông điệp công ty muốn truyền tải.

Tại sao nên tổ chức team building? 

1. Giúp gắn kết và xây dựng đội ngũ nhân sự

Team building giúp gắn kết các thành viên trong công ty

Team building là một chất “kết dính” giúp gắn kết các thành viên trong công ty

Đứng trên góc độ của doanh nghiệp, tổ chức team building là một hoạt động giúp giữ chân nhân sự trong công ty.

Với tình hình kinh tế biến động, tỷ lệ nhân sự nghỉ việc ở công ty ngày càng tăng, một trong những nguyên nhân phổ biến khiến nhân sự dứt áo ra đi đó là không có sự gắn kết với đồng nghiệp và xảy ra các mâu thuẫn nội bộ. Điều này có thể do việc giao tiếp và tương tác giữa các thành viên trong công ty rất hạn chế, mọi người chỉ làm việc và liên hệ với nhau thông qua một chiếc màn hình máy tính.

Do đó, để hình thành nên một tập thể có sự gắn kết, bạn cần phải tạo ra những hoạt động chung, những hoạt động tập thể, đó là cơ hội để mọi nhân viên được làm quen và tiếp xúc với những thành viên khác trong công ty, một trong số đó chính là tổ chức team building. Với vô vàn các trò chơi và thử thách thú vị, team building sẽ giúp tạo ra những tiếng cười, những thử thách gay cấn và hình thành lên các mục tiêu chung cho các thành viên.

2. Giúp rèn luyện kỹ năng cho nhân viên

Đội chơi team building cùng nhau đưa bánh xe về đích

Team building giúp rèn luyện các kỹ năng cho nhân viên như: kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề…

Các kỹ năng mềm (giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm…) sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất của người đi làm. Đặc biệt, những kỹ năng mềm cần phải được rèn luyện và đúc kết từ trong thực tế, sẽ rất khó để trau dồi kỹ năng giao tiếp nếu chỉ ngồi chăm chú với một cuốn sách, thay vì đó hãy ra ngoài ra bắt chuyện với mọi người.

Team building chính là môi trường lý tưởng để giúp mọi người rèn luyện được các kỹ năng không thể thiếu trong công việc. Cho dù là người hướng nội, khi tham gia vào các thử thách thú vị trong team building, họ cũng sẽ cơ hội thể hiện và phát huy hết khả năng của bản thân để cùng những người đồng đội giành lấy chiến thắng, và ý nghĩa hơn cả là chiến thắng chính bản thân mình.

Tóm lại, chương trình team building là một công cụ giúp doanh nghiệp nuôi dưỡng những nhân sự tài năng trong công ty, nó giúp gắn kết và rèn luyện những kỹ năng cần thiết cho người tham gia.

Team building có đang làm tốt vai trò của nó?

Người chơi team building cảm thấy mệt mỏi

Team building đang dần khiến nhân sự cảm thấy “mệt mỏi” và ngại tham gia

Các hoạt động team building hiện nay dường như chỉ đang khiến nhân viên cảm thấy mệt mỏi và muốn tránh né khi công ty kêu gọi mọi người tham gia, nếu là người trực tiếp đứng ra tổ chức chương trình team building, thì bạn sẽ phải tiếp nhận hàng ngàn lý do (bị bệnh, có việc bận, đi khám sức khỏe v.v).

Team building chỉ là một “công cụ” giúp bạn đạt được mục tiêu của mình, nếu không sử dụng công cụ này đúng cách bạn sẽ gặp phải nhiều vấn đề, thậm chí là tiền mất tật mang. Tiêu biểu như những cuộc khảo sát trên các trang mạng xã hội khi đến mùa team building của các công ty. Hàng ngàn bình luận tiêu cực về vấn đề team building khiến nhân sự cảm thấy bức xúc và khó chịu, nhân sự đang chỉ coi team building là dịp để các Hr chạy KPI cho mình.

Vậy làm để tổ chức được một chương trình team building hấp dẫn, thú vị, khiến người tham gia không phải ăn những trái đắng? khám phá ngay 4 bước dưới đây của VGO EVENT Nhé!

Kinh nghiệm tổ chức team building cho nhân viên trong công ty

Với hơn 10 năm kinh nghiệm tổ chức team building cho các doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ khác nhau, VGO EVENT xin chia sẻ tới bạn 4 bước chính để tổ chức được một chương trình team building trọn vẹn, đối với mỗi loại hình và quy mô công ty sẽ có những cách triển khai khác nhau, do đó bạn có thể thêm hoặc điều chỉnh lại từng bước sao cho phù hợp với loại hình kinh doanh của công ty mình.

Bước 1: Xác định thông điệp cần truyền tải

Thông điệp team building "Learn Faster"

Thông điệp team building “Learn Faster”

Thông điệp truyền tải là tiếng nói của công ty muốn truyền đạt đến đội ngũ nhân viên trong công ty. Mọi hoạt động của team building sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp này. Thông điệp cũng chính là kim chỉ nam và nguồn gốc để doanh nghiệp đưa ra được các ý tưởng tổ chức chương trình.

Để lựa chọn được thông điệp phù hợp, bạn sẽ phải xác định được những vấn đề đang xảy ra giữa các thành viên trong công ty thông qua các cuộc khảo sát thực tế hay trao đổi với những quản lý cấp trên là những người làm việc trực tiếp với nhân viên công ty. Khi đã tập hợp được các vấn đề, bạn sẽ nghiên cứu và tìm ra vấn đề cốt lõi và lớn nhất, vấn đề này đang là bức tường cản trở sự gắn kết của các thành viên công ty.

Ví dụ: Nhân sự công ty bạn đang có hiệu suất làm việc tụt giảm trong nhiều tháng, lý do dẫn đến việc này là thị trường đã thay đổi với sự góp mặt của công nghệ, của trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, nhân sự không cập thêm những kiến thức mới và vẫn giữ nguyên cách làm cũ, họ vẫn tự tin về kinh nghiệm của bản thân, điều này khiến cho hiệu suất bị sụt giảm, với vấn đề này, một chương trình team building với thông điệp “Thay đổi để bứt phá” sẽ giúp tác động trực tiếp vào quan điểm làm việc của nhân sự công ty bạn.

Có thể nói, thông điệp team building sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của chương trình, để chọn được một câu thông điệp ý nghĩa bạn sẽ cần dành nhiều thời gian và công sức.

>>> Xem thêm: Bạn có biết chọn thông điệp team building sao cho có ý nghĩa?

Bước 2: Lên thời gian và chọn địa điểm tổ chức

Các game tools team building trên bãi biển

Chọn địa điểm tổ chức phù hợp với ngân sách và thời gian

Thời gian:

Mùa cao điểm của team building là thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, nếu có dự định tổ chức trong thời gian này bạn nên đặt các dịch vụ như khách sạn, vé máy bay, nhà hàng… trước ít nhất 2 tháng. Trong trường hợp chưa chọn được một ngày cụ thể, bạn cũng nên liên hệ các đơn vị cung cấp dịch vụ để giữ chỗ… thời gian giữ dịch vụ giao động trong vòng 1 tuần.

Bên cạnh đó, các hoạt động team building cũng sẽ bào mòn thể lực của người chơi, đặc biệt với những người làm việc văn phòng. Chính vì thế cần có thời gian từ 1 đến 2 ngày cuối tuần để nhân viên được “hồi phục” lại thể lực. Các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 5 sẽ là vô cùng lý tưởng, đặc biệt chi phí đặt các dịch vụ (nhà hàng, khách sạn) vào những ngày này cũng sẽ rẻ hơn các ngày cuối tuần (thứ 6, thứ 7, chủ nhật).

Địa điểm:

Nếu công ty bạn dự tính tổ chức một chương trình team building trong 1 ngày thì bạn có thể cân nhắc một số địa điểm như: The BCR, Khu Du Lịch Vườn Xoài, Khu Du Lịch Cá Rô Đồng, Khu Du Lịch Bò Cạp Vàng. Với chương trình du lịch kết hợp team building (trong thời gian từ 2 đến 3 ngày) một số địa điểm tham quan nối tiếng và có không gian để tổ chức các hoạt động team building như: Hồ Tràm, Mũi Né, Quy Nhơn, Mỹ Khánh… sẽ là sự lựa chọn phù hợp với bạn.

Một vài lưu ý nhỏ khi bạn chọn địa điểm tổ chức teambuilding:

  • Nếu tổ chức team building theo hình thức Amazing race hoặc Trekking thì cần khảo sát địa điểm kỹ lưỡng trước khi tổ chức
  • Bãi biển có đủ không gian với quy mô nhân sự của công ty bạn hay không? 
  • Có chương trình team building nào diễn ra cùng thời điểm với bạn tại địa điểm đó không (2 chương trình diễn ra cùng 1 lúc sẽ bị ảnh hưởng do tiếng loa)
  • Thời tiết vào ngày đó có thuận lợi hay không ? (nếu có mưa thì cần có những phương án dự phòng hoặc chọn địa điểm khác)

>>>> Xem thêm: 10 địa điểm tổ chức team building HOT trong năm 2024

Bước 3: Lên kịch bản chương trình

Đội chơi team building đang khởi động trên bãi biển, đây là phần "warm up" trong hầu hết các kịch bản

Kịch bản teambuilding phải phù hợp với đối tượng tham gia và giúp truyền tải được thông điệp

Kịch bản chương trình là một bản chi tiết bao gồm: thời gian tổ chức, nội dung chương trình, chi tiết từng nội dung… VGO EVENT xin chia sẻ tới bạn một kịch bản mẫu như sau:

Thời gian: 14:00 ngày 5 tháng 11 năm 2024

Địa điểm: Khu du lịch vườn xoài (537 Đinh Quang Ân, khu phố Tân Cang, phường Phước Tân, TP.Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai)

STT  Thời gian Nội Dung Chi tiết
1 14:00 – 14:20 Tập trung, chụp hình Các thành viên di chuyển ra vị trí tập trung và xếp thành 4 hàng ngang. Sau đó, cùng nhau tạo dáng để chụp các bức hình kỷ niệm. Ngoài ra, nếu có flycam, các thành viên có thể xếp thành logo hoặc tên công ty để chụp.
2 14:20 – 14:35 Khởi động, chia đội

Khởi động: Các thành viên xếp thành hàng dọc, hoặc hàng ngang. Khi quản trò hô, “đấm lưng, đấm lưng” thì người đằng sau đấm lưng cho người phía trước. MC hô xoa lưng, bóp vai cũng vậy. Sau đó các thành viên tham gia sẽ quay lại và làm ngược lại lại cho nhau.

Chia đội: Các thành viên cùng nhau bốc thăm chia đội. Các đội chơi sẽ đặt tên cho đội, chọn ra leader, trang trí cờ đội…

3 14:35 – 15:00 Thử thách chào sân Mỗi đội sẽ có thời gian 5 phút trên sân khấu, ban tổ chức sẽ phát các đoạn nhạc bất kỳ (nhạc trẻ, cải lương, remix…), nhiệm vụ của đội chơi là ứng biến và cùng nhau nhảy theo các đoạn nhạc.
4 15:00 – 16:15 Thử thách đồng đội

Trò chơi 1: Đồng lòng chinh phục

Mỗi đội được ban tổ chức phát cho một vòng chun và các dây nhỏ nhiệm vụ không dùng tay và dùng dây sao cho chun căng ra và buộc vào quả bóng, di chuyển quả bóng từ điểm A tới điểm B và đặt vào rổ. Kết thúc trò chơi, số bóng trong rổ của mỗi đội sẽ tương ứng với số điểm được cộng.

Trò chơi 2: Chuyền chanh

Mỗi đội chơi sẽ xếp thành hàng dọc, mỗi người ngậm 1 chiếc muỗng, thành viên đầu tiên lấy quả chanh đặt lên muỗng, sau đó lần lượt truyền sang muỗng của người bên cạnh mà không được dùng tay cho đến thành viên cuối cùng thả chanh vào rổ. Hết thời gian đội nào có nhiều chanh trong rổ nhất sẽ được cộng nhiều điểm nhất.

Trò chơi 3: Đất chật người đông

Các thành viên trong đội sẽ cùng nhau bước vào tờ giấy A0 và giữ nguyên đội hình trong khoảng 30s, các thành viên không được để cơ thể chạm đất, sau đó sẽ gập đôi từ giấy lại các thành viên tiếp tục bước vào trong tờ giấy và giữ nguyên đội hình trong 30s, qua mỗi lượt đội chơi sẽ gấp đôi từ giấy vào 1 lần, đội nào giữ đội hình trên tờ giấy có nhiều nếp gấp nhất sẽ được cộng điểm nhiều nhất.

Trò chơi 4: Vượt bãi mìn

Quản trò bố trí bãi mìn bằng cách đặt các quả bóng bay từ vạch xuất phát đến vạch đích. Người chơi của mỗi đội có nhiệm vụ bịt mắt và vượt qua các chướng ngại vật. Thành viên còn lại của đội sẽ chỉ dẫn người chơi vượt qua chướng ngại vật dễ dàng hơn. Đội nào hoàn thành thử thách sớm nhất sẽ được nhiều điểm nhất.

Trò chơi 5: Bịt mắt đập niêu

Các đội chơi sẽ cử ra người đại diện sau đó bị bịt mắt và di chuyển lên phía chiếc niêu ở trước mặt. Người bịt mắt sẽ nghe theo chỉ dẫn của đồng đội ở phía sau sao cho đập chúng chiếc niêu trong một khoảng thời gian giới hạn. Đội nào đập vỡ niêu nhanh nhất sẽ là đội được nhiều điểm nhất.

5 16:15 – 16:30 Tổng kết chương trình Ban tổ chức sẽ tổng kết lại số điểm của các đội chơi, vinh danh đội thắng cuộc. Sau đó sẽ truyền đạt lại thông điệp và ý nghĩa của chương trình đến các thành viên.

Lưu ý khi xây dựng kịch bản:

  • Nội dung trong chương trình phải phù hợp và giúp truyền tải được thông điệp
  • Khảo sát địa điểm trước khi viết kịch bản (địa hình, diện tích…)
  • Các trò chơi phù hợp với đối tượng tham gia (phù hợp với độ tuổi, giới tính, sở thích..)
  • Cần có một kịch bản dự phòng trong trường hợp chương trình không diễn ra theo kế hoạch.

>>> Xem thêm: Kịch bản team building file powepoint

Bước 4: Dự trù kinh phí

Các thành viên công ty "Techlink" chụp hình kết lại chương trình teambuilding

Tổ chức một chương trình team building sẽ bao gồm nhiều hạng mục như: địa điểm, chi phí setup, game tools…

Sau khi lựa chọn được địa điểm, xác định thời gian và lên được kịch bản, bạn sẽ dự trù mức chi phí cho chương trình. Một số chi phí có thể kể đến trong chương trình team building:

  1. Chi phí thuê địa điểm (tính theo giờ)
  2. Chi phí setup địa điểm tổ chức (tính trọn gói bao gồm: Sân khấu, âm thanh, ánh sáng…)
  3. Chi phí thuê game tools (các dụng cụ trong trò chơi)
  4. Chi phí thuê nhân sự tổ chức (MC chương trình, nhân sự chạy chương trình)

Nếu tổ chức du lịch kết hợp team building, bạn sẽ cộng thêm các khoản chi phí sau:

  1. Chi phí lưu trú (thuê phòng, tính theo đêm)
  2. Chi phí ăn uống (các bữa ăn: sáng, trưa, tối)
  3. Chi phí tham quan (vé vào cổng tham quan)
  4. Chi chí logistics (xe di chuyển, vé máy bay…)

Những chương trình team building cơ bản với số lượng tham gia từ 200 người trở lên và địa điểm tổ chức gần Sài Gòn, chi phí sẽ giao động từ 2.000.000 VNĐ – 3.000.000 VNĐ/người. Với những chương trình team building kết hợp du lịch tại các tỉnh thành ở xa (Đà Nẵng, Nha Trang, Phan thiết…) chi phí trọn gói sẽ giao động trên dưới 5.000.000 VNĐ/người.

>>> Xem thêm: Báo giá tổ chức team buiding từ A tới Z và 6 cách giúp tiết kiệm chi phí

Các sai lầm cần tránh khi tổ chức team building

1. Mục tiêu không rõ ràng

Nhiều doanh nghiệp tổ chức team building chỉ vì “cho có” hoặc quá đề cao tính “giải trí” mà không xác định rõ mục tiêu cụ thể. Điều này dẫn đến việc hoạt động team building không hiệu quả, lãng phí thời gian và tiền bạc.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần xác định rõ mục tiêu của hoạt động team building trước khi tổ chức. Mục tiêu cần cụ thể, đo lường được, khả thi, thực tế và có thời hạn. Ví dụ:

  • Tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn kết giữa các thành viên trong nhóm.
  • Cải thiện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.
  • Nâng cao hiệu quả làm việc và năng suất của nhân viên.

Tránh:

  • Tập trung quá nhiều vào tính giải trí, sử dụng các trò chơi lố lăng không phù hợp với người chơi.
  • Không có định hướng rõ ràng khiến hoạt động trở nên nhàm chán và thiếu hiệu quả.

2. Kế hoạch tổ chức “sơ sài”

“Kế hoạch chi tiết là chìa khóa thành công cho bất kỳ hoạt động nào, và team building cũng không ngoại lệ.” Để tổ chức một chương trình team building thành công, bạn cần lập kế hoạch chi tiết cho từng hoạt động, bao gồm:

  • Thời gian: xác định thời gian phù hợp cho chương trình, cân nhắc đến lịch làm việc của nhân viên và các yếu tố khác.
  • Địa điểm: lựa chọn địa điểm phù hợp với mục tiêu và loại hình team building, đảm bảo an toàn và thuận tiện cho di chuyển.
  • Hoạt động: chọn các hoạt động phù hợp với mục tiêu, sở thích và độ tuổi của nhân viên.
  • Ngân sách: dự trù ngân sách cho chương trình, bao gồm chi phí cho tham quan, teambuilding, ăn uống, di chuyển,…
  • Phân công nhiệm vụ: xác định người phụ trách cho từng phần việc, đảm bảo mọi công việc được thực hiện hiệu quả.
  • Chuẩn bị vật dụng: liệt kê các vật dụng cần thiết cho chương trình (cần lên checlist các vật dụng) và chuẩn bị đầy đủ.

3. Phân bổ thời gian không hợp lý

Phân bổ thời gian hợp lý là yếu tố quan trọng để đảm bảo chương trình team building diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.

  • Cần cân bằng giữa thời gian dành cho các hoạt động giải trí, rèn luyện và nghỉ ngơi.
  • Tránh nhồi nhét quá nhiều hoạt động trong một khoảng thời gian ngắn, khiến nhân viên cảm thấy mệt mỏi và nhàm chán.
  • Cần có thời gian để nhân viên thư giãn, nạp năng lượng và giao lưu với nhau.

4. Không đánh giá kết quả sau chương trình

Theo dõi kết quả sau chương trình là bước quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động team building và rút kinh nghiệm cho các chương trình sau này. Một số công việc cần phải làm như:

  • Thu thập thông tin phản hồi từ nhân viên thông qua phiếu khảo sát.
  • Đánh giá mức độ đạt được mục tiêu đề ra ban đầu.
  • Rút ra bài học kinh nghiệm từ những điểm mạnh và điểm yếu của chương trình.

Lưu ý: Phản hồi của nhân viên là thông tin vô cùng quý giá để cải thiện các chương trình team building sau này.

Trên đây là những chia sẻ của VGO EVENT về vai trò của team building và các bước để tổ chức team building vui nhộn và ý nghĩa. Với những những lợi ích to lớn này, team building là liều thuốc hữu hiệu để gắn kết và xây dựng được một đội ngũ nhân sự vững mạnh cho công ty bạn. Ngoài ra, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian, chi phí và có được một chương trình team building sáng tạo thì đừng ngần ngại tham khảo ngay dịch vụ tổ chức team building của VGO EVENT nhé!

 

Xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)
Gọi zalo
Nhận báo giá