Hội nghị khách hàng là gì? Quy trình tổ chức hội nghị chuyên nghiệp

Hội nghị khách hàng là sự kiện có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi công ty. Đây là dịp để doanh nghiệp gửi lời cảm ơn đến quý khách hàng, đối tác – những người đã đồng hành cùng quá trình phát triển của doanh nghiệp. Vậy hội nghị khách hàng là gì? Quy trình tổ chức hội nghị khách hàng như thế nào? Hãy cùng VGO EVENT tham khảo qua bài viết dưới đây. 

1. Hội nghị khách hàng là gì?

Hội nghị khách hàng (hay còn gọi là Customer Conference) là sự kiện không thể thiếu của các doanh nghiệp vào mỗi dịp giữa năm hoặc trước thềm năm mới. Hội nghị này còn được tổ chức với nhiều tên gọi khác nhau như: lễ tri ân, hội nghị vinh danh, họp mặt,… Khách mời chính của chương trình thường là những khách hàng quen thuộc hoặc các đối tác chiến lược của công ty. 

hội nghị tri ân khách hàng

Hội nghị tri ân khách hàng – Nguồn: VGO EVENT

Với những hoạt động chính như vinh danh khách hàng, quảng bá sản phẩm, khảo sát ý kiến,… Hội nghị tri ân khách hàng là dịp để các doanh nghiệp gửi lời tri ân đến với khách hàng trong suốt một năm đồng hành vừa qua. Một chương trình hội nghị chuyên nghiệp sẽ giúp công ty gắn kết với khách hàng và thu hút thêm được nhiều đối tác tiềm năng. 

2. Tổ chức hội nghị khách hàng mang lại lợi ích gì?

Hội nghị khách hàng không chỉ đem đến lợi ích cho doanh nghiệp mà nó còn mang lại ý nghĩa đặc biệt cho khách mời: 

1. Đối với doanh nghiệp

  • Qua hội nghị, công ty sẽ thể hiện được sự trân trọng và lời tri ân của mình đến với những người tham dự. Từ đó tăng thêm sự kết nối giữa doanh nghiệp với những khách hàng lâu năm. 
  • Hội nghị là nơi gặp gỡ của khách hàng, đối tác, công ty, cơ quan truyền thông,… Đây là cơ hội để doanh nghiệp có thêm nhiều mối quan hệ, thu hút khách hàng tiềm năng và xây dựng được hình ảnh chuyên nghiệp trước công chúng. 
  • Hội nghị khách hàng là dịp để công ty quảng bá sản phẩm. Trong chương trình hội nghị, bên cạnh các hoạt động tri ân, doanh nghiệp còn kết hợp thêm các hoạt động ra mắt sản phẩm, dịch vụ mới. Đây được xem là hình thức marketing hiệu quả và được đánh giá cao. 
  • Việc hội nghị còn là cơ hội để công ty hoàn thiện hơn những sản phẩm và dịch vụ của mình. Các ý kiến và khảo sát của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có được định hướng tốt hơn cho quá trình kinh doanh. 
  • Bên cạnh đó, tổ chức hội nghị còn góp phần vào việc xây dựng văn hóa công ty, tạo nên phong cách riêng của doanh nghiệp. 

2. Đối với khách hàng

Việc tham dự chương trình hội nghị sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp mà họ đang đồng hành. Đây là cơ hội để khách hàng tìm hiểu về quy trình, văn hóa công ty. Từ đó củng cố niềm tin và sự yên tâm cho người tiêu dùng. Ngoài ra, đến với sự kiện hội nghị khách hàng, khách mời sẽ có cơ hội xây dựng thêm mối quan hệ, nhận các phần quà và voucher giảm giá. 

3. Quy trình tổ chức hội nghị khách hàng từ A tới Z

Để có một chương trình hội nghị thành công, ban tổ chức cần phải lên kế hoạch thật kỹ càng. Dưới đây là quy trình tổ chức hội nghị tri ân khách hàng mà bạn có thể tham khảo: 

Bước 1: Lên concept và xác định thông điệp muốn truyền tải

Trong các bước tổ chức hội nghị, lên concept và xác định thông điệp hội nghị muốn truyền tải là điều cực kỳ quan trọng. Mỗi hội nghị đều có một thông điệp chính, đây được xem là linh hồn của sự kiện. Thông điệp  có thể liên quan đến các đặc điểm nổi bật của công ty hoặc các sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp cần xác định rõ thông điệp của chương trình, điều này giúp khách hàng hiểu hơn về thương hiệu của công ty. 

Sau khi đã xác định được thông điệp của sự kiện, ban tổ chức sẽ dựa vào đó để lên concept sao cho phù hợp. Các hạng mục như: thiệp mời, quà tặng, background, banner,.. cần được thiết kế theo một concept để tạo được sự thống nhất và mang đến sự ấn tượng cho sự kiện. 

Bạn có thể chọn các concept sáng tạo và khơi dậy được sự hứng thú cho khách mời. Nhưng lưu ý là concept phải phù hợp với thông điệp của doanh nghiệp. Các ví dụ về thông điệp cho hội nghị mà bạn có thể tham khảo: 

  • Thông điệp theo phong cách mới lạ và sáng tạo: “Hội nghị khách hàng Đặt dấu ấn – Định tương lai” 
  • Thông điệp có thể là một câu slogan gây sự chú ý: “Hội nghị khách hàng thân thiết năm 2019 – Cùng vươn ra biển lớn” 
  • Thông điệp hội nghị đậm ý nghĩa: “Hội nghị khách hàng VIP 2022 – Tiếp nối thành công”
thông điệp của hội nghị

Thông điệp “Cùng vươn ra biển lớn”  của hội nghị – Nguồn: Vietcombank.

Bước 2: Dự trù kinh phí tổ chức

Chi phí hội nghị khách hàng bao nhiêu là hợp lý? Đây là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp đặt ra. Trên thực tế, tùy thuộc vào quy mô sự kiện, số lượng khách mời, ngân sách của công ty,… mà dự toán kinh phí tổ chức hội nghị sẽ có các mức khác nhau. 

dự trù kinh phí tổ chức

Dự trù kinh phí tổ chức – Nguồn: Internet

Dưới đây là mẫu dự trù kinh phí tổ chức hội nghị mà bạn có thể tham khảo:  

  • Chi phí thuê địa điểm tổ chức hội nghị: trung bình rơi vào khoảng 10 triệu trở lên. Đối với các địa điểm tổ chức 4 sao, 5 sao đạt tiêu chuẩn quốc tế thì chi phí thuê mặt bằng và phí dịch vụ sẽ cao hơn. 
  • Chi phí thuê các thiết bị hỗ trợ như mic, loa, máy chiếu, hệ thống đèn chiếu sân khấu,…. rơi vào khoảng 15 triệu trở lên. Các chương trình sự kiện quy mô càng lớn thì chi phí đầu tư càng cao. 
  • Tổng chi phí thuê nhân sự như: PG, MC, PB, nhân viên kỹ thuật,… nằm trong khoảng 10 triệu. Tùy thuộc vào yêu cầu sự kiện mà chi phí sẽ có sự dao động khác nhau. Ví dụ: đối với các sự kiện quy mô lớn nếu muốn thuê MC hạng A thì phải bỏ ra số tiền 3 triệu cho một chương trình có thời lượng từ 2 – 3 giờ đồng hồ, chưa kể tiền cho các nhân sự khác. 
  • Chi phí truyền thông quay, chụp sự kiện có mức giá trung bình 3 triệu cho hạng mục quay phim và 1,5 triệu cho hạng mục chụp ảnh. 
  • Chi phí quà tặng khách mời: sẽ dựa vào số lượng người tham gia hội nghị và mức độ chịu chi của công ty. Đối với các món quà có giá trị trung bình như bình giữ nhiệt, mũ bảo hiểm,.. thì một phần quà thường có giá từ 150.000 cho đến 200.000 cho một khách mời. 
  • Chi phí cho phần trang trí cho sự kiện: thường rơi vào khoảng 5 triệu đồng. Tuy nhiên, tùy vào độ cầu kỳ của concept mà mức chi phí này có thể cao hơn. 
  • Chi phí vận chuyển các trang thiết bị, đưa đón khách mời,… thường rơi vào khoảng 10 triệu.
  • Chi phí tiệc ăn uống thường chiếm khoảng 40% trên tổng chi phí tổ chức hội nghị tri 
  • Bên cạnh các chi phí chính cho buổi hội nghị, doanh nghiệp cũng nên dự trù một khoản chi phí phát sinh.

Bước 3: Chọn địa điểm tổ chức

Địa điểm tổ chức là một trong những khâu quan trọng quyết định đến sự thành công của hội nghị. Tùy thuộc vào số lượng khách mời, ngân sách công ty, tính chất sự kiện,… mà ban tổ chức có thể đưa ra sự lựa chọn sao cho phù hợp. Những không gian tổ chức hội nghị thường được ưa chuộng như: các phòng hội nghị của khách sạn, những trung tâm hội nghị chuyên nghiệp,… 

Trang thiết bị của địa điểm tổ chức phải đầy đủ

Trang thiết bị của địa điểm tổ chức phải đầy đủ – Nguồn: VGO EVENT

Nhìn chung, một địa điểm tổ chức hội nghị cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau:

  • Trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho sự kiện
  • Vị trí thuận tiện, địa điểm dễ tìm
  • Dịch vụ chuyên nghiệp và chu đáo
  • Không gian thoải mái, tiện nghi
  • Chi phí hợp lý

Các địa điểm tổ chức hội nghị mà bạn có thể tham khảo:

Tại miền bắc:

  • Trung tâm hội nghị Almaz
  • Trung tâm hội nghị và tiệc cưới Trống Đồng Palace
  • Trung tâm hội nghị và tiệc cưới HAPU
  • Trung tâm hội nghị quốc gia

Tại miền trung:

  • Khách sạn Mường Thanh Grand Đà Nẵng
  • Khách sạn Novotel Danang Premier Han River
  • Century Riverside Huế
  • Vinpearl Resort & Spa Long Beach Nha Trang

Tại miền nam:

  • Trung tâm hội nghị Capella Park View
  • Trung tâm hội nghị hội thảo sự kiện Crystal
  • Intercontinental Hồ Chí Minh
  • Trung tâm tổ chức sự kiện Gem center

>>> Xem thêm: Các trung tâm hội nghị tại TP.HCM

Bước 4: Lên danh sách khách mời, gửi thiệp mời

Điều lưu ý đầu tiên khi tổ chức hội nghị khách hàng là phải nắm được số lượng người tham gia. Doanh nghiệp cần xác định đúng đối tượng khách mời để lên danh sách chi tiết nhất. Từ đó, ban tổ chức mới có thể nắm được tổng số lượng khách mời và dễ dàng lên kế hoạch, chọn địa điểm tổ chức cũng như dự trù được kinh phí cho phù hợp. 

Lên danh sách khách mời đầy đủ

Lên danh sách khách mời đầy đủ – Nguồn: VGO EVENT

Các lưu ý khi lên danh sách khách mời:

  • Bên cạnh những vị khách chính như khách hàng, đối tác, đơn vị phân phối, nhà cung cấp,… Ban tổ chức nên mời thêm các đơn vị truyền thông để xây dựng hình ảnh công ty chuyên nghiệp trước công chúng. 
  • Việc lên danh sách khách mời cần được thực hiện chi tiết nhất và rà soát thật kỹ để tránh bỏ sót những vị khách quan trọng. 
  • Doanh nghiệp cần phải thống kê khách mời một cách cụ thể, rõ ràng và chi tiết. Để từ đó, ban tổ chức có thể dựa vào đặc điểm, sở thích, giới tính,… của khách mời để lên concept sao cho phù hợp. 

Sau khi đã có danh sách khách mời cụ thể, doanh nghiệp sẽ tiến hành gửi thư mời hội nghị đến những người tham dự. Thiệp mời hội nghị không chỉ để thông báo địa điểm, thời gian mà đây còn giúp thể hiện sự chuyên nghiệp của chương trình. Vì vậy, khâu thiết kế thiệp mời cũng nên được đầu tư kỹ lưỡng. Một mẫu giấy mời đẹp và chỉn chu sẽ giúp doanh nghiệp tạo được ấn tượng tốt và thu hút được sự chú ý của khách hàng. 

>>> Xem thêm: Mẫu thư mời hội nghị khách hàng chuyên nghiệp cho mọi công ty

Bạn nên chuẩn bị việc gửi thư mời từ sớm ít nhất là từ 1 cho đến 2 tuần trước khi sự kiện diễn ra. Để khách mời có thời gian sắp xếp công việc và tới tham dự được đông đủ nhất.  

Bước 5: Lên kịch bản chương trình

Trong các bước tổ chức hội nghị, lên kịch bản chương trình là bước cũng đáng quan tâm. Một kịch bản cụ thể và chi tiết sẽ đảm bảo chương trình hội nghị diễn ra đúng tiến độ và đạt được mục tiêu đề ra. Bên cạnh đó, bạn có thể dựa vào kịch bản để kiểm soát những tình huống rủi ro phát sinh từ đó có biện pháp xử lý cho hiệu quả. 

lên kịch bản chương trình

Lên kịch bản chương trình – Nguồn: Internet

Sau đây là những lưu ý khi xây dựng kịch bản chương trình:

  • Kịch bản chương trình nên được thiết kế sao cho sáng tạo và hợp xu hướng. Tránh việc đi theo lối mòn gây cảm giác nhàm chán và kém thu hút. 
  • Trong kịch bản, ban tổ chức có thể đưa vào những key moment để tạo điểm nhấn cho chương trình. Cần lưu ý là nó phải thật đặc sắc và tuân theo concept của sự kiện. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều key moment vì việc này sẽ khiến cho chương trình bị loãng và phản tác dụng. 
  • Bản kế hoạch hội nghị tri ân khách hàng cần phải có sự phân công rõ ràng giữa các cá nhân và ekip để đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận. 
  • Một kịch bản hoàn hảo nên có các yêu cầu về thời gian và tiến độ thực hiện để dễ dàng giám sát. Mọi khâu chương trình đảm bảo hoàn thành trước khi sự kiện diễn ra từ một cho đến hai ngày là vừa đẹp. Tránh khi có sự cố phát sinh, ban tổ chức có thể kịp thời ứng phó. 

>>> Xem thêm: Kịch bản tổ chức hội nghị khách hàng ấn tượng

Bước 6: Chuẩn bị quà tặng cho khách mời

Những món quà tặng ý nghĩa sẽ thay mặt doanh nghiệp gửi lời cảm ơn và sự tri ân đến với những người tham dự. Việc tặng quà không chỉ là dịch vụ chăm sóc khách hàng mà nó còn giúp công ty thể hiện được sự chỉn chu. Để tăng khả năng nhận diện thương hiệu và quảng bá tên tuổi, doanh nghiệp có thể khéo léo in thêm logo công ty trên những món quà tặng cho khách hàng. 

Bạn nên chọn những món quà có tính ứng dụng cao, chi phí hợp lý và sử dụng được cho nhiều đối tượng. Một số mẫu quà tặng hội nghị doanh nghiệp có thể tặng cho khách mời như: voucher công ty, sạc dự phòng, mũ bảo hiểm, set quà tặng (bút, sổ tay,…)

set quà tặng khách mời

Set quà tặng khách mời – Nguồn: Internet

 Bước 7: Trang trí phòng tổ chức hội nghị

Trang trí phòng tổ chức sao cho toát lên được concept của chương trình cũng là điều mà các doanh nghiệp cần lưu ý. Tùy vào tính chất và quy mô của sự kiện mà bạn có thể lựa chọn các hình thức trang trí sao cho phù hợp:

  • Backdrop (background) là phông nền giúp thể hiện thông điệp của hội nghị khách hàng. Bạn có thể chọn background hội nghị theo phong cách truyền thống (vải, lụa, giấy, chất liệu PP, hiflex,…), background 3D  hoặc background bằng màn hình led hiện đại. Ngoài một số backdrop trên, nhiều chương trình hội nghị tri ân khách hàng với concept sáng tạo có thể yêu cầu phông nền trang trí thêm nhiều tiểu cảnh để nổi bật hơn. Chẳng hạn như backdrop kết hợp với hoa tươi, hoa giấy, bong bóng,…
  • Bất kỳ hội nghị nào cũng cần có sự xuất hiện của banner. Đây là ấn phẩm truyền thông giúp cho khách mời hiểu hơn về thông điệp của chương trình. Tùy vào đặc điểm của công ty mà bạn có thể sáng tạo ra các mẫu banner với kích thước, màu sắc, hình ảnh,… sao cho thu hút. Ban tổ chức có thể treo banner ở khu vực check in, dọc theo các lối đi,… để trang trí cho không gian hội nghị thêm bắt mắt. 
  • Một trong những cách trang trí phòng tổ chức hội nghị ấn tượng đó chính là sử dụng standee. Standee cùng với background, banner sẽ tạo được hiệu quả truyền thông tốt nhất đến với khách mời. Trên standee thường có logo doanh nghiệp, thông điệp chương trình giúp khách hàng dễ hình dung được mục đích của sự kiện. Ban tổ chức có thể bố trí standee ở các vị trí dễ thấy như khu vực sảnh chờ, khu vực check in, dọc theo lối đi,… 
  • Trang trí không gian hội nghị bằng hoa và bong bóng. Đây là những phụ kiện quen thuộc tạo nên sự độc đáo và thu hút cho chương trình hội nghị, sự kiện. Với sự đa dạng về màu sắc và chất liệu, bạn có thể chọn hoa tươi, hoa giả,… để decor cho backdrop, bàn tiệc, cổng chào,… Đối với bong bóng, bạn có thể lựa chọn các chất liệu, kiểu dáng, tạo hình,… sao cho phù hợp với concept trang trí của bữa tiệc. 
trang trí phòng tổ chức

Trang trí phòng tổ chức – Nguồn: Stay Hotel

Sau đây là những lưu ý khi trang trí phòng tổ chức hội nghị:

  • Tất cả các chi tiết trang trí như backdrop, banner, standee,… phải thống nhất theo một concept để thể hiện được thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Tránh việc các chi tiết trang trí rời rạc, không ăn nhập với nhau, sẽ khiến cho chương trình thiếu chuyên nghiệp. 
  • Về phông nền trang trí hội nghị, bạn có thể chọn các màu sắc rực rỡ nhưng phải phù hợp với phong cách của doanh nghiệp. Không nên phối hợp hơn ba màu sắc trên một background vì điều này dễ gây rối mắt và khiến khách mời dễ xao lãng, mất tập trung vào thông điệp chính. 

Bước 8: Triển khai chương trình

Sau khi đã có các bước chuẩn bị chu đáo, ban tổ chức sẽ triển khai chương trình hội nghị tri ân khách hàng theo các hạng mục trong kế hoạch:

Đón khách mời

Phần đón tiếp khách mời thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 15 đến 30 phút. Đây là phần quan trọng để gây ấn tượng với người tham gia vì vậy doanh nghiệp cần phải ưu tiên và thể hiện được sự đón tiếp nồng nhiệt. Ban tổ chức có thể bố trí đội ngũ nhân sự chào đón khách mời như sau:

  • Bảo vệ có vai trò hướng dẫn và hỗ trợ khách mời để xe đúng nơi quy định. 
  • Lễ tân sẽ làm nhiệm vụ đón tiếp khách mời, ghi danh, hướng dẫn khách check in trước khi di chuyển vào chỗ ngồi. 
  • MC hỗ trợ nhắc nhở khách hàng check in và ổn định chỗ ngồi.
  • Bên trong phòng hội nghị, bộ phận kỹ thuật có thể cho trình chiếu các đoạn video giới thiệu về sản phẩm, dịch vụ, quá trình phát triển của doanh nghiệp,… để những vị khách tới trước có thể xem qua trong lúc chờ đợi hội nghị khai mạc.
  • Bên cạnh đó, nhân viên có thể phục vụ trà, nước, bánh ngọt tại chỗ ngồi cho khách thưởng thức.
đón tiếp khách mời

Đón tiếp khách mời – Nguồn: Internet

Khai mạc chương trình

Để bắt đầu chương trình hội nghị tri ân khách hàng, MC sẽ tuyên bố lý do buổi lễ, giới thiệu đại biểu, giới thiệu khách mời,… Ở phần này, MC cần thể hiện được sự hào hứng, phấn khởi của một chương trình sự kiện sắp bắt đầu.

MC khai mạc chương trình

MC khai mạc chương trình – Nguồn: VTV

Tiết mục văn nghệ

Để giúp cho chương trình hội nghị trở nên thu hút hơn, ban tổ chức nên sắp xếp thêm các tiết mục văn nghệ hấp dẫn. Có thể là những tiết mục ca hát, nhảy múa, xiếc, biểu diễn ảo thuật,… Tuỳ vào ngân sách của công ty mà bạn có thể mời thêm những ca sĩ, người nổi tiếng đến tham gia biểu diễn để thu hút sự chú ý của khách mời. 

tiết mục văn nghệ

Tiết mục văn nghệ – Nguồn: Huefestival

Lãnh đạo phát biểu

Đây là phần đặc biệt quan trọng của chương trình hội nghị. Ở phần này, giám đốc doanh nghiệp sẽ có những lời phát biểu nhằm giới thiệu mục đích buổi lễ, gửi gắm lời cảm ơn đến những khách hàng, đối tác đã đồng hành cùng công ty trong thời gian vừa qua. Bài phát biểu cần thể hiện được sự mạch lạc, dứt khoát và thể hiện được sự tri ân đến với quý khách hàng. 

>>> Xem thêm: Cách để có một bài phát biểu hội nghị hay và ấn tượng

lãnh đạo phát biểu hội nghị

Lãnh đạo phát biểu hội nghị – Nguồn: Vietcombank

Vinh danh khách mời

Vinh danh khách mời là hạng mục không thể thiếu của chương trình hội nghị tri ân khách hàng nhằm thể hiện sự tri ân của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng. Ở hạng mục này, MC sẽ mời lên sân khấu những khách hàng thân thiết, các đại lý phân phối xuất sắc để trao quà tặng và vinh danh. 

vinh danh khách mời

Vinh danh khách mời – Nguồn: VGO EVENT

Đồng thời, ban tổ chức sẽ mời một khách hàng tiêu biểu lên có đôi lời chia sẻ về trải nghiệm về sản phẩm, dịch vụ công ty sau thời gian dài sử dụng. Phần chia sẻ này sẽ là tư liệu quý báu để công ty sử dụng làm tư liệu cho các chiến dịch phát triển sản phẩm. Kết thúc phần phát biểu, đại diện công ty sẽ thay mặt doanh nghiệp cùng nâng ly lên chúc mừng và tuyên bố khai tiệc. 

Trò chơi

Để giúp không khí sự kiện thêm phần sôi nổi và hào hứng, ban tổ chức có thể tổ chức các gameshow, chương trình bốc thăm trúng thưởng. Top các trò chơi hội nghị mà bạn có thể tham khảo: đố vui có thưởng, chơi lô tô trúng quà khủng lồ, quay số trúng thưởng, trò chơi con số may mắn, trò chơi nối chữ, bịt mắt đoán đồ vật, đoán ý đồng đội, đuổi hình bắt chữ, vua Hùng kén rể, ngậm muỗng chuyền chanh,… 

Để phần gameshow có thể trọn vẹn, bạn nên chọn những MC hoặc quản trò có nhiều kinh nghiệm hoạt náo, chất giọng khỏe khoắn, dí dỏm để khuấy động không khí chương trình. 

tổ chức trò chơi trong hội nghị khách hàng

Tổ chức trò chơi trong hội nghị khách hàng – Nguồn: VGO EVENT

Kết thúc

Kết thúc sự kiện, doanh nghiệp có thể chuẩn bị các món quà ý nghĩa để tặng cho người tham gia hoặc cùng chụp ảnh lưu niệm. Những món quà có thể là chính sản phẩm, dịch vụ của công ty hoặc là những phần quà có in logo thương hiệu của doanh nghiệp. 

Ban tổ chức nên bố trí lễ tân đứng tại cửa ra vào để chào tạm biệt khách mời. Hành động này tuy nhỏ nhưng lại mang đến cho khách mời sự niềm nở và giúp họ cảm thấy mình được tri ân trọn vẹn.  

Các lưu ý quan trọng giúp cho tổ chức hội nghị khách hàng thành công

  • Xác định đúng mục đích mà hội nghị tri ân hướng tới. Đây là bước quan trọng để ban tổ chức có thể lên kế hoạch và hình thức tổ chức sự kiện sao cho phù hợp. Một số mục đích phổ biến của hội nghị khách hàng: tri ân khách hàng, giới thiệu sản phẩm mới,…
  • Để tổ chức sự kiện thành công, bạn cần phải có sự đồng ý từ phía chính quyền địa phương. Công ty nên hoàn thiện kế hoạch tổ chức hội nghị và gửi hồ sơ xin phép tổ chức sự kiện để nộp lên các cơ quan có thẩm quyền. 
  • Để sự kiện được nhiều người biết tới hơn, bạn có thể quảng bá hội nghị trên các kênh phương tiện truyền thông và mạng xã hội như: facebook, zalo, blog, các diễn đàn, thông qua báo chí,…
  • Thời gian tổ chức hội nghị khách hàng cần được lựa chọn sao cho phù hợp. Thông thường, các công ty lựa chọn tổ chức sự kiện vào buổi chiều những ngày cuối tuần. Bởi đây là thời điểm mà khách mời, đối tác ít vướng bận công việc nên họ sẽ dễ dàng thu xếp thời gian để đến tham gia chương trình.  

Trên đây là những chia sẻ của VGO EVENT giúp bạn hiểu được vai trò và quy trình để tổ chức hội nghị khách hàng chuyên nghiệp. Để chương trình được diễn ra thành công, bạn cần phải lên kế hoạch thật tỉ mỉ và chi tiết, từ đó giảm thiểu được các sai xót trong quá trình sự kiện diễn ra. Ngoài ra, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian, công sức để tổ chức được một chương trình hội nghị khách hàng thật hoành tráng thì đừng ngần ngại tham khảo ngay dịch vụ tổ chức hội nghị trọn gói của VGO EVENT nhé!

Xem thêm:

  • Du lịch MICE là gì? Các địa điểm tổ chức du lịch MICE nổi tiếng
5/5 - (1 bình chọn)
Gọi zalo
Nhận báo giá